Sui gia hay Xui gia là đúng chính tả? 90% đều trả lời sai bởi vì mặc dù Sui Gia và Xui Gia đều là những từ thường được dùng trong văn nói, nhưng lại đồng âm nên rất dễ gây nhầm lẫn và viết sai chính tả.
Tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú và đa dạng cả về cách viết chữ lẫn phát âm tùy theo vùng miền cụ thể. Chính vì thế mà tiếng Việt luôn được xem là một ngôn ngữ khó học, đến cả người bản xứ vẫn rất dễ dàng bị nhầm lẫn gây sai chính tả.
“X” và “S” là một trong những vần có cách phát âm gần giống nhau nên rất dễ khiến người sử dụng viết sai chính tả, điển hình như “Súc tích” hay “Xúc tích”. Topshare.vn sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn một cặp từ với vần X/S cũng rất khó phân biệt và có rất nhiều người dùng sai, đó là Sui gia hay Xui gia. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách phân biệt 2 từ này và xác định chính xác từ được viết đúng, cùng tham khảo nhé.
Sui gia nghĩa là gì?
Sui gia là một từ được sử dụng ở cả Hà Nội, Huế lẫn Hồ Chí Minh với cách phát âm tương tự nhau là: suj˧˧ zaː˧˧
Sui gia (thường dùng theo phương ngữ miền Nam) đồng nghĩ với từ thông gia (hay sử dụng ở phương ngữ miền Bắc) và thân gia (theo Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng và Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh đều có ghi chép) đều có nghĩa chung là: chỉ hai gia đình giao hòa cùng nhau, có con cái kết hôn với nhau.
- Sui là từ tiếng Nôm, tên gọi chung cho cả cha mẹ bên chồng lẫn bên vợ. Sui gia cũng có nghĩa tương tự “Sui”.
- Từ “Sui” có nghĩa là nói tắt của từ “sui gia” – chỉ hai nhà có liên hệ/quan hệ hôn nhân với nhau. Danh từ: sui gia, thông gia, ông sui, bà sui, anh sui, chị sui,…
- Từ “Sui” (Danh từ) cũng có nghĩa là một loài cây ở trong rừng, vỏ cây có thể dùng làm chăn đắp, như chăn sui,…
- Ngoài từ “Sui” thì người ta cũng hay dùng từ “Thành thân” để chỉ trường hợp hai gia đình thành người một nhà. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng “Thành thân” nghe như kiểu hai tấm thân xáp lại với nhau để xây dựng cuộc sống chung, nên chữ “Thân” ở đây là “Thân” trong “Thân thể”, chứ không phải “Thân” trong “Thân thích”. Ví dụ trong truyện Lục Vân Tiên: “Sui gia đã xứng sui gia/ Rày mừng hai họ một nhà thành thân”.
- Quyển Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức đều có mục từ “Sui” và “Thông gia”.
- Gia là từ Hán Việt, có nghĩa là trong nhà, gia đình.
Xui gia nghĩa là gì?
- Xui (Động từ) chỉ hành động nói, xúi đẩy người khác nghe theo mình để làm những việc không nên, như: xui trẻ em nói dối, nghe lời xúi giục,…
- Xui (Tính từ) chỉ sự xúi quẩy, đen đủi, không may mắn, như: xui xẻo, xui tận mạng, gặp chuyện xui,…
- Tương tự trên kia, Gia cũng là từ Hán Việt, có nghĩa là trong nhà, gia đình.
Từ “xui gia” là từ không tìm thấy dữ liệu trong từ điển Tiếng Việt, vì đây chỉ là từ do mọi người phát âm sai x/s dẫn đến viết sai và dùng sai. Có thể khẳng định “xui gia” chính là cách người ta nói về “sui gia” nhưng bị sai chính tả.
Sui gia hay Xui gia là đúng
Như vậy, qua những phân tích trên kia của Topshare.vn, hẳn các bạn đã biết được Sui gia hay Xui gia là đúng chính tả rồi đúng không nào? Sui gia chính là từ viết đúng chính tả, còn Xui gia là từ viết bị sai chính tả do phát âm sai lệch giữa các vùng miền với nhau gây ra.
Đặc biệt là trong văn viết, các bạn đừng ghi theo phát âm của riêng từng địa phương mà phải viết đúng theo chuẩn từ điển Tiếng Việt. Hãy ghi nhớ để luôn sử dụng đúng chuẩn chính tả Tiếng Việt.
Sui gia tiếng Anh là gì?
Connexion: Sui gia, thông gia
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thể dễ dàng phân biệt được “Sui gia” hay “Xui gia” là đúng chính tả và không sợ bị nhầm lẫn rồi dùng sai nữa. Chúc các bạn luôn học tập thật tốt!
Xem thêm:
- Sử lý hay xử lý?
- Thiếu sót hay thiếu xót?
- Xịn sò hay Sịn sò?
- Tập trung hay tập chung?
- Chia sẻ hay Chia sẽ hay Chia xẻ?
- Chân thành hay Trân thành?
- Suôn sẻ hay suông sẻ?
- Chật chội hay Trật trội?
- Chú trọng hay trú trọng?
- Rảnh rỗi hay Rãnh rỗi?
- Nổ lực hay Nỗ lực?
- Dư dả hay Dư giả?
- Sắp xếp hay Sắp sếp?
- Chỉn chu hay Chỉnh chu?
- Cọ xát hay cọ sát?
- Xuất Sắc hay Suất Sắc?
- Sai sót hay sai xót?
- Bổ sung hay bổ xung?
- Sát nhập hay sáp nhập?
- Dang tay hay giang tay?
- Dang dở hay Giang dở?
- Che dấu hay che giấu?
- Giao động hay dao động?
- Chần chừ hay trần trừ?
- Thực dụng là gì? Thực tế là gì? Khác nhau thế nào?
Có thể bạn thích: