Thuồng luồng là một loài Thủy quái đáng sợ và vô cùng nổi tiếng trong các truyền thuyết dân gian Việt Nam. Vậy thực chất con Thuồng luồng là con gì? Và nó có thật không? Hãy cùng Topshare.vn tìm hiểu chi tiết về Thuồng Luồng trong nội dung bài viết ngay sau đây nhé!

Thông tin chi tiết về Thuồng luồng

Thuồng luồng là con gì theo truyền thuyết dân tộc Việt cổ?

Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam, Thuồng luồng là một loài Thủy quái (Water Monster) rất dữ tợn, sở hữu sức mạnh vô song và chuyên sinh sống ở dưới nước. Nó cũng được cho là thuộc lớp bò sát với hình dạng giống rắn nhưng có kích thước khổng lồ với thân mình dài, có vảy và còn có cả bốn chân nữa. Cũng có nơi cho nó là một giống loài cá sấu khổng lồ đã có mặt trên Trái Đất từ thời cổ đại.

Thuồng luồng là con gì theo truyền thuyết dân tộc Việt cổ?
Thuồng luồng là con gì theo truyền thuyết dân tộc Việt cổ?

Thuồng luồng là con gì theo truyền thuyết dân tộc Thái?

Trong truyền thuyết dân tộc Thái từ xa xưa, thì Thuồng Luồng chính là một biến thể của rắn. Và giống như Thần Rồng, Thuồng Luồng chính là hiện thân của vị thần cai quản một vùng đất, một con suối hay một khúc sông nào đó.

Đối với dân tộc Tày, Thần Thuồng Luồng là một vị thần vô cùng gần gũi với đời sống con người. Vị thần này thường giúp đỡ người dân dẫn nước hoặc chắn nước giúp đắp đê mỗi khi được con người triệu hồi.

Như vậy, theo niềm tin của các đồng bào dân tộc khác nhau, thì loài Thuồng Luồng là một sinh vật thuộc họ Rắn, vô cùng linh thiêng và có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người. Nó cũng phản ánh tín ngưỡng tôn thờ vị Thần Nước cũng như các quan niệm nguyên thủy về sự tồn tại của Thế giới Nước.

Tại Huyện Lộc Bình, người dân vẫn thường tổ chức lễ hội đình Vằng Khắc hay lễ hội Phài Lừa. Đấy là những trò chơi dân gian liên quan đến yếu tố nước như: Lễ rước nước, Hội đua thuyền.

Đặc biệt, trong các trận đua thuyền truyền thống thì không bao giờ thiếu thử thách: Lật thuyền ba lần. Nghi thức này được cho là mang ý nghĩa tưởng nhớ đến Thần Thuồng Luồng khi xưa thường hay có thói quen vặn mình ba cái trước khi ra tay tiêu diệt kẻ thù.

Thuồng luồng là con gì theo truyền thuyết dân tộc Thái?
Thuồng luồng là con gì theo truyền thuyết dân tộc Thái?

Thuồng luồng có thật không?

Thuồng luồng có thật không?
Thuồng luồng có thật không?

Thuồng Luồng có tên Hán Việt là Giao Long – Là một loài Thủy quái họ Rồng trong các huyền thoại của người Á Đông. Tuy nhiên, để trả lời chính xác cho câu hỏi: “Thuồng luồng có thật không?” thì đến tận ngay lúc này vẫn chưa có ai đưa ra được lời giải đáp thật sự thỏa đáng.

Vốn dĩ tất cả những thông tin hay câu chuyện liên quan đến Thuồng Luồng từ đó đến giờ vẫn chỉ tồn tại trong những truyền thuyết dân gian Việt Nam chứ chưa được chứng thực một cách rõ ràng.

Do đó, nhiều người cho rằng: Thuồng Luồng cũng giống như Rồng, Hà Bá, Phượng Hoàng Lửa,… đều là những sản phẩm từ trí tưởng tượng của người Việt xưa, và được các truyền thuyết dân gian thần thánh hóa chúng lên để tăng thêm phần đáng sợ kỳ bí.

Và mãi cho đến thời điểm hiện tại thì Thuồng luồng vẫn được cho là sinh vật huyền thoại, chỉ có mặt trong truyền thuyết và được tạo ra bởi sự hình dung từ trí tưởng tượng phong phú của con người.

Kết luận: Thuồng Luồng chỉ là một sinh vật huyền thoại trong các truyền thuyết dân gian, chứ hoàn toàn không tồn tại ngoài đời thật! Nhưng riêng Topshare thì vẫn tin rằng: Đâu đó vẫn có những thứ tồn tại mà khoa học không thể giải thích được. Và Thuồng Luồng là một trong số đó!

Những sinh vật có vẻ ngoài gần giống Thuồng Luồng

Có rất nhiều giai thoại cũng như truyền thuyết về hình dạng của Thuồng Luồng. Những thông tin mơ hồ mang hơi hướm kỳ bí huyền ảo như vậy chỉ khiến cho nhiều người cảm thấy tò mò và càng muốn tìm hiểu rằng Rốt cục Thuồng Luồng là con gì? Topshare.vn sẽ liệt kê một số hình tượng phổ biến nhất về những sinh vật được cho là có vẻ ngoài gần giống Thuồng Luồng nhất. Chi tiết:

Thuồng Luồng trông giống Cá sấu khổng lồ thời Tiền Sử

Theo nhiều minh họa trong những câu chuyện cổ tích thì Thuồng luồng là sinh vật giống rắn nhưng có 4 chân, có mào và đẻ trứng. Nó cực kỳ mạnh mẽ và có thể thống trị hầu hết các loài vật sinh sống dưới nước. Do đó người ta cho rằng nó gần giống với loài cá sấu khổng lồ thời cổ đại nhiều nhất!

Thuồng Luồng trông giống Cá sấu khổng lồ thời Tiền Sử.
Thuồng Luồng trông giống Cá sấu khổng lồ thời Tiền Sử.

Thuồng Luồng trông giống Rồng

Một số truyền thuyết minh họa: Thuồng Luồng là một loài thủy quái thân dài, đầu có mào, toàn thân mọc đầy vảy, có 2 tay và 2 chân trông rất giống hình tượng mô tả về loài Rồng.

Thuồng Luồng trông giống Rồng.
Thuồng Luồng trông giống Rồng.

Thuồng Luồng trông giống Rùa mai mềm

Thuồng Luồng trông giống Rùa mai mềm.
Thuồng Luồng trông giống Rùa mai mềm.

Có tích còn cho rằng Thuồng Luồng giống một con giải khổng lồ. Giải là một loài baba lớn, thuộc chi Rùa mai mềm Rafetus (giống với cụ rùa trong Hồ Gươm) và Rùa Đồng Mô (chuyên sống tại các bãi vùng ven sông Hồng).

Con Giải có thân hình to lớn, trông như cái nong, cái nia hay manh chiếu. Chúng có thể đạt trọng lượng cả tạ hoặc thậm chí lên đến nửa tấn. Con Giải thường hay bò lên các bãi cát phơi nắng và đẻ trứng. Những quả trứng của chúng to như trứng ngỗng.

Thuồng Luồng trông giống Rắn khổng lồ

Thuồng Luồng trông giống Rắn khổng lồ.
Thuồng Luồng trông giống Rắn khổng lồ.

Cũng có người lại cho rằng Thuồng Luồng là một loài rắn nước vô cùng to lớn, giống như loài Trăn Anaconda nhưng kích thước thật của nó có thể to hơn vậy gấp nhiều lần.

Tất cả những hình tượng trên về Thuồng Luồng hoàn toàn chỉ là giả thuyết của người Việt xưa. Và cho đến nay vẫn chưa có ai thực sự trông thấy rõ ràng một con Thuồng Luồng bên ngoài đời thật trông giống như thế nào!

Hình tượng thuồng luồng trong truyền thuyết Việt Nam

Hình tượng thuồng luồng trong truyền thuyết Việt Nam.
Hình tượng thuồng luồng trong truyền thuyết Việt Nam.

Trong văn hóa cổ của Việt Nam thì Thuồng luồng được lưu truyền nhiều truyền thuyết đáng sợ với quyền năng vô hạn cùng sức mạnh vô song. Tùy theo từng giai đoạn thời kỳ lịch sử cũng như văn hóa địa phương nơi xuất hiện câu chuyện liên quan đến Thuồng Luồng thì sẽ có những hình tượng mô tả cụ thể khác nhau về nó. Điển hình như:

  • Chúng thường xuyên rình rập dưới những lòng sông và lợi dụng cơ hội kéo con người xuống nước để ăn thịt. Chính vì vậy mà tại những dòng sông lớn ở Miền Bắc, người ta thường xây những đền thờ thần Thuồng Luồng.
  • Có nơi lại kể Thuồng luồng có linh tính, chỉ ăn thịt kẻ ác, còn khi gặp người lương thiện thì nó còn ban cho họ nhiều của cải và châu báu quý giá.
  • Đặc biệt, Thuồng luồng cũng vô cùng háu ăn! Nó có thể nuốt chửng bất kỳ con vật nào mà nó muốn, kể cả con người! Nên dân gian ta mới có câu: Ăn như Thuồng Luồng để ám chỉ và trêu những người vừa ăn nhanh vừa ăn nhiều, có khả năng quét sạch sẽ mọi thứ có mặt trên bàn ăn chỉ trong vòng vài nốt nhạc.
  • Có thể nói, những sinh vật thần thoại được biến thể từ Rắn như Trăn, Rồng, Thuồng Luồng,… đã góp phần tạo nên nét tín ngưỡng dân gian vô cùng đặc sắc trong văn hóa người Việt nói chung và tục thờ Thuồng Luồng của dân tộc Thái nói riêng.

Những câu chuyện cổ tích dân gian về Thuồng Luồng

Những câu chuyện cổ tích thần thoại liên quan đến Thuồng Luồng đã được lưu truyền rất lâu trong dân gian từ xa xưa. Nó xuất hiện từ các sự tích, truyền thuyết và thậm chí cả trong sử sách của Việt Nam nữa. Topshare.vn xin trích dẫn một số câu chuyện nổi tiếng trong dân gian liên quan đến Thuồng Luồng cho các bạn tiện theo dõi nhé. Chi tiết:

Thuồng Luồng và Bí ẩn tục xăm mình của người Việt cổ

Thuồng Luồng và Bí ẩn tục xăm mình của người Việt cổ.
Thuồng Luồng và Bí ẩn tục xăm mình của người Việt cổ.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn thư, vào thời vua Hùng, những người dân Bách Việt cứ mỗi khi chài lưới kiếm sống thì lại bị các loài thủy quái (Rồng, Rắn, Thuồng Luồng) quấy phá. Một ngày nọ, vua Hùng nói rằng: Người Man ở núi khác với các loài thủy tộc. Và vì những loài thủy quái này chỉ ưa cùng loại và rất ghét những kẻ khác loài nên người dân mới thường xuyên bị chúng làm hại.

Do đó, Vua Hùng bảo mọi người hãy dùng mực để xăm vẽ các hình ảnh thủy quái lên người. Từ đó, những người dân đã xăm mình thì không bị Thuồng Luồng quấy phá nữa.

Theo từ điển Lễ Tục Việt Nam thì từ 2000 – 3000 năm trước Công Nguyên, người Việt Cổ đã có tục xăm hình các loài thủy quái lên vùng ngực, bụng, lưng, tay và chân. Đến tận thời vua Trần Anh Tông trị vì (1293 – 1314) thì tập tục này mới chấm dứt.

Như vậy, rõ ràng chúng ta có thể thấy rằng: Chính từ nỗi sợ hãi về Thuồng Luồng của người Việt thời xưa mà tập tục xăm mình đã được sinh ra! Do đó, sự tồn tại của Thuồng Luồng vẫn được xem là một ẩn số!

Thuồng Luồng đầu thai làm Hoàng tử nhà Lý

Thuồng Luồng đầu thai làm Hoàng tử nhà Lý.
Thuồng Luồng đầu thai làm Hoàng tử nhà Lý.

Theo truyền thuyết, có nàng Nguyễn Thị Hạo xuất thân ở Đan Phượng (Hà Nội ngày nay) vừa độ tuổi trăng tròn đã sở hữu nhan sắc chim sa cá lặn. Nên chẳng mấy chốc, nàng đã lọt vào mắt xanh của vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072).

Vua đã ngay lập tức rước nàng vào cung. Nhưng chẳng may, đã 4 năm rồi mà nàng vẫn chưa thụ thai. Vào một ngày nọ, khi đang cùng một thị nữ ra tắm ở Hồ Tây thì bất ngờ có một con Thuồng Luồng khổng lồ xuất hiện quấn chặt lấy nàng rồi lặn mất tăm.

Ngay đêm hôm đó, nhà vua được báo mộng rằng: 3 năm sau sẽ có giặc ngoại xâm đến xâm chiếm đất nước, và Thủy Thần đã được lệnh sẽ đầu thai làm con vua để giúp đánh giặc cứu quốc.

Và quả thật ngay sau đó, bà Nguyễn Thị Hạo đã mang thai tận 13 tháng, sau đó mới hạ sinh một chàng hoàng tử. Cậu bé ngay khi vừa chào đời đã có 28 vết hằn trên lưng trông giống hệt như vảy rồng. Và ngài được đặt tên là Hoàng Lang.

Nhiều năm sau đó, giặc Vĩnh Trinh đột nhiên nổi lên và làm loạn hết một vùng núi phía Bắc. Khi hay tin, Hoàng Lang bỗng dưng lắc mạnh người và hóa thành một trang nam nhi cường tráng. Tiếp đó, chàng xin vua cha cấp cho ngựa cùng quân lính để thân chinh đi đánh giặc.

Sau khi chiến thắng trở về, Hoàng Lang không nối ngôi vua mà xin phép được trở về Thủy Cung. Khi đến bên bờ Hồ Tây, hoàng tử Hoàng Lan liền biến thân thành một con Thuồng Luồng lớn lặn xuống dưới hồ rồi biến mất luôn từ đó. 

Thuồng Luồng làm học trò của cụ Chu Văn An

Thuồng Luồng làm học trò của cụ Chu Văn An.
Thuồng Luồng làm học trò của cụ Chu Văn An.

Theo Lĩnh Nam Chích Quái, khi danh nho Chu Văn An (1292 – 1370) mở trường dạy chữ ở quê nhà thì có rất nhiều học trò tìm đến xin theo học. Trong số đó có một người sáng nào cũng đến thật sớm để được nghe giảng, luôn được thầy khen là chăm chỉ siêng năng. Nhưng điều kỳ lạ là không ai biết được cậu ta là ai và từ đâu đến. Thấy lạ, Chu Văn An bèn cho người theo dõi cậu học trò đó thì biết được rằng cậu ta cứ hễ đi đến khu đầm Lân Đàm là biến mất. Và nhìn thấy trên chỏm đầu của người học trò đó có cánh bèo tấm nên ông mới biết được cậu ta chính là một Thủy Thần – Con của Vua Thủy Tề.

Năm đó trời hạn hán nặng, dân tình vô cùng đói khổ. Cụ Chu Văn An liền gọi chàng thư sinh Thủy Thần kia đến để nhờ giúp đỡ. Lúc đầu, người học trò đó cũng tỏ ra rất ngần ngại, nhưng sau đó cũng đã nhận lời và nói lại với thầy:  “Con biết là trái lệnh Thiên Đình thì sẽ bị trừng phạt, nhưng con xin làm để giúp dân chống hạn, cứu lúa. Mai kia nếu có chuyện gì không hay, mong thầy chu toàn cho”.

Sau đó, cậu học trò Thủy Thần lấy hai nghiên mực đen, một nghiên mực đỏ và bút lông rồi đem ra giữa sân mài mực cho đầy nghiêng. Tiếp theo, chàng ta ngửa mặt lên trời đọc chú và cầm bút mực vẩy lên trời.

Mực đỏ biến thành sấm chớp ầm ầm, còn mực đen hóa thành mây đen ùn ùn kéo đến giăng kín trời. Ngay đêm hôm đó, mưa rơi tầm tã và nước mưa đen như mực. Những cánh đồng khô cằn đều uống no nước và người dân đã được cứu sống.

Sau hôm ấy, người ta tìm thấy xác một con Thuồng luồng lớn nổi lên phía Cầu Bươu. Chu Văn An biết đấy chính là chàng học trò của mình vì cứu giúp chúng sinh và phạm Thiên Quy nên đã bị trừng phạt. Cụ khóc thương và sai học trò làm lễ an táng và sau này đưa vào đình thờ Long Đàm, đó cũng chính là đình Linh Đàm ở phía Nam Hà Nội ngày nay.

Kết luận thực hư về sự tồn tại của Thuồng Luồng?

Kết luận thực hư về sự tồn tại của Thuồng Luồng?
Kết luận thực hư về sự tồn tại của Thuồng Luồng?

Dựa trên tất cả những thông tin xoay quanh về chủ đề Thuồng Luồng thì chúng ta có thể thấy được những đặc điểm chung gồm:

  • Là một loài Thủy Quái, có linh tính, được con người rất mực tôn thờ.
  • Có hình dạng thon dài cùng vẩy tương đồng với rắn.
  • Nhưng lại có 4 chân, tính tình dữ tợn, thích ăn thịt sống và kích thước lớn như cá sấu khổng lồ thời cổ đại.

Tuy nhiên, sự thật về bản chất của Thuồng Luồng vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi trong giới khoa học, vì thực sự vẫn chưa có bất kỳ một bằng chứng nào xác thực được sự tồn tại của nó.

Tương tự như Rồng, hình ảnh về loài Thuồng Luồng chỉ được con người khắc họa qua những lời kể truyền miệng trong dân gian nên được suy đoán: Thuồng Luồng chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng dân gian!

Kết luận: Thuồng Luồng chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng dân gian! Tuy có mặt trong rất nhiều giai thoại và truyền thuyết nhưng sự tồn tại của Thuồng Luồng vẫn chưa thật sự được nhân loại xác minh và chứng nhận!

4.2/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *