Giao động hay dao động là đúng chính tả? Tiếng Việt quả thật rất phong phú và đa dạng. Nhiều người còn cho rằng Tiếng Việt là một ngôn ngữ khá khó để học vì rất dễ nhầm lẫn các phụ âm có phát âm khá giống nhau.
Khi sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, có lẽ chúng ta sẽ không để ý đến lỗi chính tả của các từ này. Nhưng khi cần dùng trong văn viết thì phải cẩn thận để sử dụng đúng. Vậy để biết từ nào đúng và từ nào sai thì hãy cùng Topshare.vn theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời cho mình nhé.
Giao động hay dao động là đúng?
Đây là cặp từ mà các bạn học sinh trung học sẽ quan tâm nhiều vì rất hay lẫn lộn khi dùng trong các môn học như Vật lý và đương nhiên là môn Văn. Vậy từ nào mới là từ đúng?
Giao động là gì?
Có lẽ nhiều bạn cũng biết rằng “giao động” là một từ hoàn toàn KHÔNG ĐÚNG, không được sử dụng trong ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta.
Từ “giao” ở đây có thể kết hợp với một số từ khác mang ý nghĩ vận chuyển một vật từ nơi này đến nơi khác, từ người này sang người kia. Một số từ ví dụ như: giao hàng, giao báo, giao thức ăn… Hoặc một số từ mang ý nghĩa khác như giao kèo, giao dịch…
Dao động là gì?
Và tất nhiên, từ còn lại “dao động”, là một từ mang nghĩa hoàn toàn đúng, có trong từ điển Tiếng Việt. Chúng ta sẽ phân tích rõ hơn nghĩa của từ này.
- “Dao” có nghĩa là sự dịch chuyển, lay động, lắc, không đứng yên tại một vị trí.
- “Động” có nghĩa là chuyển động, di động, cũng không ở một vị trí cố định.
- “Dao động” có thể hiểu theo hai loại nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng.
Nghĩa đen: dao động là sự lặp đi lặp lại nhiều lần của một vật gì đó xung quanh vị trí cân bằng trong không gian.
Trong Vật Lý: dao động cơ học có dao động tuần hoàn của con lắc, của lò xo. Đây là những từ mà các bạn học sinh cấp 3 gặp rất nhiều khi học môn Vật Lý.
Trong đời sống: dao động trong một khoảng nhất định về con số hoặc dao động của xích đu, đu quay, dao động của con lắc đồng hồ (đây cũng là một ứng dụng của dao động cơ học trong Vật Lý).
Ví dụ: Con lắc đồng hồ luôn dao động cùng nhịp với kim giây của đồng hồ; sai số cho phép trong bài toán này dao động trong khoảng 2% đến 3%; số tiền quy đổi ra dao động trong khoảng 6 đến 7 triệu đồng.
Nghĩa bóng: mang ý nghĩa về mặt tinh thần, chỉ sự không vững vàng, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, khiến con người thay đổi suy nghĩ và quyết định của mình.
Ví dụ: Cô ấy là người rất dễ dao động trước những ý kiến của người khác; cô gái không hề dao động trước tình cảm của chàng trai.
Vậy là chúng ta đã nhận biết được từ nào là đúng trong những từ ở trên. Tóm lại, từ được dùng đúng là: “dao động”, từ còn lại sai chính tả là: “giao động”. Chúng ta hãy luôn cẩn thận và chú ý trong chính tả và cách dùng từ để thể hiện tác phong chuyên nghiệp, nghiêm túc trong công việc và học tập.
Ngoài ra đó cũng chính là cách chúng ta tôn trọng và bảo tồn ngôn ngữ Tiếng Việt thiêng liêng của dân tộc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này cùng chúng tôi.
Xem thêm:
- Sử lý hay xử lý?
- Thiếu sót hay thiếu xót?
- Xịn sò hay Sịn sò?
- Tập trung hay tập chung?
- Chia sẻ hay Chia sẽ hay Chia xẻ?
- Chân thành hay Trân thành?
- Suôn sẻ hay suông sẻ?
- Chật chội hay Trật trội?
- Chú trọng hay trú trọng?
- Rảnh rỗi hay Rãnh rỗi?
- Nổ lực hay Nỗ lực?
- Dư dả hay Dư giả?
- Sắp xếp hay Sắp sếp?
- Chỉn chu hay Chỉnh chu?
- Cọ xát hay cọ sát?
- Xuất Sắc hay Suất Sắc?
- Sai sót hay sai xót?
- Bổ sung hay bổ xung?
- Sát nhập hay sáp nhập?
- Dang tay hay giang tay?
- Dang dở hay Giang dở?
- Che dấu hay che giấu?
- Sui gia hay Xui gia?
- Chần chừ hay trần trừ?
- Thực dụng là gì? Thực tế là gì? Khác nhau thế nào?
- Súc tích hay Xúc tích?
Có thể bạn thích: