Dành hay là giành – Dành cho hay giành cho – Để giành hay để dành, dành dụm hay giành dụm… đâu mới là từ đúng và chính xác nhất? Hãy cùng Topshare.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Dành hay Giành đều là động từ và có ý nghĩa, nên chúng ta khó phân biệt một cách chính xác nhất là “dành” hay “giành” là từ đúng. Để dùng đúng chính tả đối với hai từ này, chúng ta cần xem là sử dụng trong ngữ cảnh nào thì nên dùng từ nào là hợp lý nhất.
Từ “Dành” nghĩa là gì?
Từ “Dành” đây là động từ mang ý nghĩa cất đi, sở hữu một vật, một thứ gì đó, và để dành một điều gì đó cho một người mà ta yêu quý.
Ví dụ: Để dành, dành tình cảm, dành dụm, dành cho, để dành tiền, để dành phần, dành riêng cho bạn,…
Từ “Giành” nghĩa là gì?
Từ “Giành” là động từ chỉ hành động để đạt được một việc gì đó vốn đã là của người khác. Từ “Giành” thường được dùng trong những trường hợp cố gắng làm một việc gì đó để có thể lấy được, đoạt được một vật gì đó,… với ý định mang về cho bản thân mình.
Ví dụ về giành: Giành nhất giải, giành giật đồ chơi, tranh giành của cải, giành nhau miếng ăn, giành quyền sở hữu, giành ăn với nhau, giành lấy tự do, giành thắng lợi…
Kết luận:
Từ Dành: Để lại 1 thứ gì đó cho mình hoặc cho ai đó.
Giành: Đoạt lấy 1 thứ gì đó.
Ngoài ra thì từ “Giành” còn là danh từ chỉ đồ đan bằng tre nứa có đáy phẳng.
Vậy nên dùng “Giành cho” hay “dành cho”, “tranh giành” hay ‘tranh dành”?
“Dành cho” đây là đúng chính tả bởi chỉ ý muốn, tâm nguyện mà người sở hữu (vật chất hoặc tinh thần) muốn tặng lại cho ai đó. “Giành cho” là sai chính tả và không có nghĩa, sai ngữ cảnh.
“Tranh giành” là đúng chính tả vì “giành” vốn mang nghĩa giành giật, giành lấy dùng để chỉ mục đích riêng, khát vọng sở hữu cho bản thân. Còn “Tranh dành” là sai chính tả, từ này không có trong bảng chữ cái Tiếng Việt và không nên dùng.
Qua bài viết trên thì chúng ta đã nắm được nên dùng từ “Để giành” hay “để dành”, “dành cho” hay “giành cho” và “Dành” hay “Giành” dùng sao là đúng ngữ cảnh nhất rồi đúng không nào. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích dành cho các bạn!
Xem thêm:
- Sử lý hay xử lý?
- Thiếu sót hay thiếu xót?
- Xịn sò hay Sịn sò?
- Tập trung hay tập chung?
- Chân thành hay Trân thành?
- Suôn sẻ hay suông sẻ?
- Chật chội hay Trật trội?
- Chú trọng hay trú trọng?
- Rảnh rỗi hay Rãnh rỗi?
- Nổ lực hay Nỗ lực?
- Dư dả hay Dư giả?
- Sắp xếp hay Sắp sếp?
- Chỉn chu hay Chỉnh chu?
- Cọ xát hay cọ sát?
- Xuất Sắc hay Suất Sắc?
- Sai sót hay sai xót?
- Bổ sung hay bổ xung?
- Sát nhập hay sáp nhập?
- Dang tay hay giang tay?
- Dang dở hay Giang dở?
- Che dấu hay che giấu?
- Giao động hay dao động?
- Sui gia hay Xui gia?
- Chần chừ hay trần trừ?
- Thực dụng là gì? Thực tế là gì? Khác nhau thế nào?
- Súc tích hay Xúc tích?
Có thể bạn thích: