Ngữ pháp tiếng Việt rất đa dạng và phong phú nên các lỗi chính tả thường xuyên gặp phải ở nhiều người. Hôm nay, hãy cùng Topshare.vn tìm hiểu cặp từ “chỉn chu hay chỉnh chu” từ nào là đúng chính tả và từ nào là sai, nên dùng trong trường hợp nào.
Chỉn chu nghĩa là gì?
Chỉn chu là 1 tính từ thể hiện sự kỹ lưỡng, cẩn thận, chu đáo. Ví dụ: Mặc quần áo chỉn chu; Sắp xếp bàn làm việc chỉn chu; Anh ấy là người chỉn chu; Mai là buổi đi làm đầu tiên, anh nhớ ăn mặc chỉn chu nhé”
Chỉn chu được đánh giá là đức tính tốt bởi một người chu đáo, cẩn thận luôn được mọi người yêu mến (chỉ cần đừng chỉn chu quá mức, kỹ tính quá mức cần thiết là được)
Chỉn là một từ Việt cổ. Theo Từ điển từ Việt cổ của Nguyễn Ngọc San – Đinh Văn Thiện (2001), chỉn có nghĩa “chỉ, quả thực, vốn, thật”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (1997) ghi nhận chỉn là một từ cũ và giảng là “vốn, vẫn”.
Chu là một yếu tố Việt gốc Hán. Trong tiếng Hán, chu thuộc bộ khẩu, có các nghĩa “vòng quanh, đủ, vẹn, toàn thể”. Vào tiếng Việt, chu là một hình vị độc lập, mang nghĩa “đạt mức yêu cầu, có thể làm cho yên tâm, hài lòng; ổn” (Từ điển tiếng Việt, sđd, tr.167). Như vậy, chỉn chu nghĩa gốc là “rất đạt, thật ổn”.
Chỉnh chu nghĩa là gì?
Đây là từ viết sai của từ chỉn chu do cách phát âm sai của một số nơi.
Chỉn chu hay Chỉnh chu là đúng chính tả?
Dựa vào phân tích chúng ta kế luận từ “chỉn chu” đây là từ đúng chính tả và có trong bộ từ điển tiếng Việt của chúng ta.
Chỉn chu tiếng anh là gì?
Presentable
/pri´zentəbl/
Chỉnh tề, bảnh bao; trưng bày được, phô ra được, coi được, chỉn chu
Correct: Chính xác
Proper: Thích hợp
Ví dụ về Chỉn chu
Khi muốn khen một ai đó chu toàn, cẩn thận mọi mặt thì chúng ta thường dùng từ Chỉn chu.
Ví dụ:
“Trông anh ấy chỉn chu quá!”: câu này có nghĩa khen người anh này gọn gàng, ăn mặc sạch sẽ, cẩn thận.
“Cô ấy tính toán thật chỉn chu!”: câu này có nghĩa khen người cô gái tính toán cẩn thận mọi mặt, kỹ lưỡng, tỉ mỉ.
Xem thêm:
- Sử lý hay xử lý?
- Thiếu sót hay thiếu xót?
- Xịn sò hay Sịn sò?
- Tập trung hay tập chung?
- Chia sẻ hay Chia sẽ hay Chia xẻ?
- Chân thành hay Trân thành?
- Suôn sẻ hay suông sẻ?
- Chật chội hay Trật trội?
- Chú trọng hay trú trọng?
- Rảnh rỗi hay Rãnh rỗi?
- Nổ lực hay Nỗ lực?
- Dư dả hay Dư giả?
- Sắp xếp hay Sắp sếp?
- Cọ xát hay cọ sát?
- Xuất Sắc hay Suất Sắc?
- Sai sót hay sai xót?
- Bổ sung hay bổ xung?
- Sát nhập hay sáp nhập?
- Dang tay hay giang tay?
- Dang dở hay Giang dở?
- Che dấu hay che giấu?
- Giao động hay dao động?
- Sui gia hay Xui gia?
- Chần chừ hay trần trừ?
- Thực dụng là gì? Thực tế là gì? Khác nhau thế nào?
- Súc tích hay Xúc tích?
Có thể bạn thích: