Gỗ Gụ thường được dùng làm nguyên liệu chính để sản xuất ra những món đồ nội thất hoặc thủ công mỹ nghệ bằng gỗ như: đồng hồ cây, bàn ghế, trường kỷ, sập gụ, khay trà, tủ chè… do đó rất có giá trị về kinh tế. Vì sao Gỗ Gụ lại được người xưa ưa chuộng và ứng dụng nhiều như thế? Và Gỗ Gụ có những đặc điểm gì nổi bật hơn so với những loại gỗ khác hay không? Hôm nay, các bạn hãy cũng Topshare.vn tìm hiểu nhé!
Cây Gỗ Gụ
Cây Gỗ Gụ có tên khoa học là Sindora Tonkinensis, là một loại thực vật thuộc họ đậu, có thân gỗ lớn. Ở Việt Nam, Gỗ Gụ thường được gọi bằng những tên khác như gỗ gụ lau, gỗ gõ dầu, gỗ gõ hương, gỗ gụ hương… Gỗ Gụ có giá trị cao bởi nó gần như là nguyên liệu thứ yếu trong sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp và được rất nhiều người săn lùng và tìm mua.
Độ quý hiếm của cây Gỗ Gụ
Hiện nay, Gỗ Gụ thuộc nhóm gỗ quý hiếm và đang được liệt kê vào trong danh sách cây gỗ quý hiếm cần được bảo tồn do nạn khai thác và chặt phá rừng quá mức.
Tra theo danh mục những loài thực vật rừng quý hiếm ban hành kèm theo nghị định số 18 – HĐBT ngày 17/1/1992 của hội đồng bộ trưởng thì Gỗ Gụ (Gụ lau) chính là dòng gỗ quý hiếm thuộc nhóm I trong danh sách các loại gỗ quý của Việt Nam, thuộc bậc EN A1a,c,d+2d trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và thuộc bậc DD (Data Defficient) trong Sách đỏ IUCN (danh sách các động thực vật cần được bảo tồn trên thế giới vì có nguy cơ tuyệt chủng).
Giá trị xuất khẩu của cây Gỗ Gụ
Hiện tại, nước ta đang bước sang giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, do đó việc giao thương trao đổi hàng hóa cũng gia tăng đáng kể. Và mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ với vẻ đẹp độc đáo, sắc sảo được thể hiện qua những đường nét chạm trổ kiểu xưa đang được xem là mặt hàng chủ lực, chiếm Top 5 trong danh sách xuất khẩu của Việt Nam.
Những tên gọi quốc tế của cây Gỗ Gụ
Thương mại đồ gỗ hợp pháp đang là hoạt động kinh tế diễn ra vô cùng sôi nổi trên toàn thế giới. Và chìa khóa để đưa các doanh nghiệp Việt Nam mở cửa các hoạt động kinh doanh đồ nội thất từ Gỗ Gụ của mình vượt ra ngoài biên giới đất nước chính là nắm được những thông tin từ vựng mô tả cơ bản về sản phẩm, cũng như tên gọi riêng của nó theo từng quốc gia khác nhau. Chi tiết:
Gỗ Gụ (Gụ lau) trong tiếng Trung Quốc được gọi là: 油楠 /Yóu nán/
Gỗ Gụ (Gụ lau) trong tiếng Anh được gọi là: Mahogany
Cây Gỗ Gụ thường phân bố ở đâu?
Cây Gỗ Gụ thường mọc rải rác trong các rừng rậm nhiệt đới. Đây là loài cây ưa sinh trưởng tại những khu vực có độ ẩm hoặc hay mưa, và thường được tìm thấy tại những vị trí có độ cao từ 500m so với mực nước biển. Hiện nay, cây Gỗ Gụ phân bố chủ yếu tại Campuchia và Việt Nam.
Đặc điểm của cây Gỗ Gụ
a. Kích thước của cây Gỗ Gụ
Cây Gỗ Gụ chính là dòng thực vật thân gỗ, thuộc họ Đậu, tăng trưởng chậm. khi trưởng thành sẽ có độ cao khoảng 20–30m.
b. Thân của cây Gỗ Gụ
Thân cây Gỗ Gụ dài, thẳng và ít nhánh nên rất được ưa chuộng để thiết kế những dòng sản phẩm cao cấp có kích thước lớn như trường kỷ, sập gụ, tủ chè cổ…
Kích thước thân cây Gỗ Gụ ở mức trung bình chứ không quá lớn như cây Chò Chỉ. Đường kính của thân cây gỗ gụ từ 0.6–0.8m, thỉnh thoảng cũng có những cây phát triển to hơn 1m.
c. Lá của cây Gỗ Gụ
Về lá cây Gỗ Gụ kép lông chim 1 lần, chẵn, là chét 4 – 5 đôi hình bầu dục, dài thì 6 – 12cm, rộng thì khoảng 3,5 – 6cm. Chất da lá thì nhẵn, cuống lá chét dài khoảng 5mm.
d. Hoa của cây Gỗ Gụ
Lá bắn hình tam giác, dài khoảng từ 5 – 10mm. Lá đài phủ đầy lông nhung. Cụm hoa hình chùy, dài từ 10–15cm, phủ đầy lông nhung màu vàng hung. Hoa thì có từ 1–3 cánh, cánh nạc, dài khoảng 8mm. Bầu thì có cuống ngắn, phủ đầy lông nhung, vòi cong, dài từ 10 – 15mm, phủ đầy lông nhung, vòi cong, dài 10 – 15mm, nhẵn, núm hình đầu.
e. Quả của cây Gỗ Gụ
Quả cây gỗ gụ có hình gần tròn hoặc bầu dục rộng, dài khoảng 7cm, rộng khoảng 4cm với 1 mỏ thẳng, không phủ gai. thường thì có 1 hạt, ít khi 2 – 3 hạt. Mùa hoa của cây gỗ gụ vào đầu tháng 3 – 5, mùa quả chín thì từ tháng 7 – 9 và được tái sinh lại bằng hạt.
f. Độ bền của cây Gỗ Gụ
Về độ bền cũng như chất lượng của Gỗ Gụ thì vô cùng tốt, vừa dễ gia công lại không bị mối mọt hoặc cong vênh sau thời gian dài sử dụng.
g. Top 3 đặc tính chính của cây Gỗ Gụ
Đặc tính thứ nhất: Cây Gỗ Gụ là dòng gỗ rất tốt, có giá trị kinh tế cao thế nên nó được xếp vào danh sách gỗ rất quý hiếm của Việt Nam. Gỗ Gụ có đặc điểm dễ nhận biết là màu vàng nhạt, hay vàng trắng, để lâu thì nó sẽ được chuyển sang màu nâu thẫm.
Đặc tính thứ hai: Cây Gỗ Gụ có thớ thẳng, vân gỗ lại rất mịn và đẹp. Vân Gỗ Gụ lại sở hữu hình dáng như hoa, đa dạng, nhìn rất thích mắt.
Đặc tính thứ ba: Để nhận biết đó là dòng Gỗ Gụ hay không, bạn có thể đưa gỗ lên mũi ngửi thử. Nếu thấy mùi chua và không hăng thì chính là Gỗ Gụ thật. Đồ nội thất gỗ gụ như bộ bàn ghế Gỗ Gụ sẽ càng đẹp hơn khi đánh vecni, lâu dần sẽ xuống màu nâu đậm hoặc màu nâu đỏ.
Ưu điểm của Gỗ Gụ
Vì Gỗ Gụ là dòng gỗ vô cùng quý hiếm và cao cấp (thuộc nhóm I trong danh sách dòng gỗ quý ở Việt Nam) nên các sản phẩm nội thất mỹ nghệ làm từ cây Gỗ Gụ thường có giá trị kinh tế cao. Và một trong những ưu điểm của Gỗ Gụ chính là mang lại vẻ đẹp tự nhiên nhưng không kém phần sang trọng cho những sản phẩm đồ nội thất từ Gỗ Gụ, thông qua những ưu điểm sau:
– Gỗ Gụ thường có đường vân rất thẳng, màu sắc gỗ gụ vô cùng đẹp mắt.
– Cây Gỗ Gụ sở hữu đường kính thân cây lớn. Thế nên, chúng sẽ giúp cho việc thiết kế, tạo kiểu dáng cho các sản phẩm đồ nội thất mỹ nghệ vô cùng dễ dàng.
– Gỗ Gụ vô cùng dễ đánh bóng, với khả năng chống chịu ngoại lực tốt, ít cong vênh cũng như mối mọt ít, tuổi thọ độ bền cao lên đến 100 năm tuổi.
Nhược điểm của Gỗ Gụ
Hiện nay, sản lượng cây Gỗ Gụ ở Việt Nam không còn được nhiều như trước nên nguồn cung kham hiếm. Để có nguyên liệu sản xuất thì thường nhập Gỗ Gụ chủ yếu ở Lào.
Cây Gỗ Gụ sinh trưởng chậm.
Giá thành của Gỗ Gụ tương đối cao.
Cách nhận biết gỗ gụ
Hiện nay, việc kinh doanh những dòng sản phẩm đồ gỗ lối xưa đang có những chuyển biến rất tích cực, vì nhiều người đã quay lại sử dụng những đồ gỗ truyền thống tự nhiên thay vì hiện đại. Vì thế, không ít những cơ sở sản xuất đồ gỗ đã làm giả các dòng sản phẩm từ cấc loại gỗ cao cấp. Vậy để tránh mua nhầm đồ làm từ Gỗ Gụ giả, nhái thì các bạn hãy lưu ý tới Top 3 đặc điểm sau:
a. Màu sắc của Gỗ Gụ
Gỗ Gụ bình thường sẽ có màu vàng khi mới khai thác, để già hoặc để lâu thường thì cây Gỗ Gụ sẽ xuống màu nâu đậm hoặc nâu đỏ tùy theo độ tuổi của cây. Chả thế, những đồ nội thất Gỗ Gụ càng chơi lâu, gỗ càng xuống màu, mang đến vẻ đẹp sang trọng và quý phái hơn.
b. Độ nặng của Gỗ Gụ
Cây Gỗ Gụ này rất nặng do có tỉ trọng lớn, nặng hơn khá nhiều so với những dòng gỗ thông thường.
c. Mùi của Gỗ Gụ
Gỗ Gụ có mùi hơi chua nhưng không hăng khi đưa lên mũi ngửi.
Lưu ý: Khi mua Gỗ Gụ chúng ta nên mua gỗ ở dạng thô mộc để có thể dễ dàng nhận biết, tránh mua sản phẩm khi đã sơn, đánh vecni như thế rất khó phân biệt và nhận biết được đâu là gỗ thật giả tốt và dễ dàng hơn.
Giá của Gỗ Gụ
a. Giá của Gỗ Gụ Việt Nam
Hiện nay, những dòng Gỗ Gụ nhập khẩu hoặc Gụ ta thì có rất nhiều, nhưng giá không ổn định và sẽ tăng giảm theo độ sốt của gỗ. Chỉ có Gỗ Gụ mật được trồng được trồng tại Gia Lai và Lào có giá ổn định nhất, thường ở mức 20.000.000 đồng – 24.000.000 đồng/m3.
b. Giá của Gỗ Gụ đỏ Lào:
Mặt 25 – 30cm: 35.000.000 /m3 (gỗ hộp). 45tr5 – 48tr5/m3 (Gỗ phách)
Mặt 30 – 35cm: 38.000.000 /m3 (gỗ hộp). 50tr5/m3 (Gỗ phách)
Mặt 36 – 54cm: 45.000.000 /m3 (gỗ hộp). 50tr5 – 60tr5/m3 (Gỗ phách)
Mặt từ 55 – 60cm: 55.000.000 /m3 (gỗ hộp). 65tr5 – 70tr5 (Gỗ phách)
Phân loại Gỗ Gụ
Hiện nay, Gỗ Gụ được phân loại dựa trên nơi sinh trưởng, quốc gia, vùng miền là chính. Và chúng gồm:
a. Gỗ Gụ Mật
Gỗ Gụ mật (Gỗ Gụ Gia Lai, Gỗ Gụ Campuchia): Đây là loại gỗ trồng công nghiệp, phổ biến tại Gia Lại và Campuchia.
b. Gỗ Gụ Lào
Được trồng tại Lào và nhập khẩu vào Việt Nam qua thương mại.
c. Gỗ Gụ ta
Gỗ Gụ ta (Gỗ Gụ quảng bình, Gỗ Gụ bông lau): Chỉ các loại Gụ truyền thống tại rừng tự nhiên của Việt Nam, loại Gụ này rất quý và hiếm do có tỉ trọng cao, chất gỗ đẹp, được phân bố chủ yếu tại Quảng Bình.
d. Gỗ Gụ Nam Phi
Được nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp từ Châu Phi thông qua quốc gia Nam Phi.
Bảo quản Gỗ Gụ đúng cách
Gỗ Gụ có chất lượng vô cùng cao, thuộc dòng gỗ quý hiếm. Thế nên, việc bảo quản cũng như sử dụng Gỗ Gụ cần phải được chú ý. Nếu bạn muốn sản phẩm nội thất Gỗ Gụ luôn được sáng bóng và bền lâu theo năm tháng thì hãy lưu ý một số vấn đề sau:
– Tránh và đập các vật nặng, sắc nhọn lên bề mặt gỗ có thể gây xước,…
– Tránh để gỗ nơi ẩm thấp như cạnh nhà phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà bị dột khi mưa,….
– Nên lau chùi gỗ thường xuyên để gỗ sáng bóng.
– Không đặt đồ làm từ Gỗ Gụ tại những khu vực bị ánh nắng chiếu trực tiếp vì có thể làm bay màu gỗ và xuất hiện các vết nứt.
Chỉ cần với những lưu ý rất đơn giản bên trên thì các bạn đã yên tâm là những sản phẩm từ Gỗ Gụ của mình đã có thể bền vững với thời gian mà không cần lo lắng gì cả.
Một số thắc mắc thường gặp về Gỗ Gụ
a. Gỗ gụ có tốt không?
Đây là dạng câu hỏi thường xuyên mà nhiều vị khách luôn luôn hỏi khi có nhu cầu cần mua đồ Gỗ Gụ cũ và mới cho gia đình mình. Gỗ Gụ được ưa chuộng chính là vì những ưu điểm cũng như chất lượng các dòng sản phẩm từ nó rất tốt: có độ cứng đạt chuẩn, không bị mối mọt, cong vênh, vân gỗ sáng, màu gỗ đẹp, đều….
b. Gỗ gụ có dễ bị nứt nẻ không?
Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về điều này, Gỗ Gụ là dòng gỗ quý nhóm I, vì thế, nó không có tình trạng bị nứt nẻ như các loại gỗ tạp khác. Nhưng nếu bạn không biết cách bảo quản thì các sản phẩm đồ nội thất gia đình từ Gỗ Gụ vẫn có thể bị nứt nẻ. Một số lý do thường gặp là do người sử dụng kê hay để đồ làm từ Gỗ Gụ tiếp xúc trực tiếp nơi ánh nắng chiều vào, lâu dần sẽ dẫn đến làm phai màu gỗ và bị nứt nẻ. đấy là điều chắc chắn không thể tránh được.
c. Gỗ gụ có bị mối mọt không?
Đây là trường hợp rất ít và hiếm khi xảy ra các bạn nhé. Vì trước khi đưa vào sản xuất đồ nội thất thì Gỗ Gụ đã được chế biến và tẩm sấy vô cùng kỹ càng, nên mọt mối sẽ rất khó xâm phạm.
d. Tại sao lại ngâm Gỗ Gụ với nước vôi?
Hầu hết, các dòng Gỗ Gụ sau khi chế tác thì cần phải ngâm qua nước vôi. Việc làm này với mục đích để nước vôi thấm sâu vào bên trong các thớ gỗ, giúp gỗ được dai và tăng sức chịu đựng dưới các tác động khắc nghiệt của thời tiết được tốt hơn như: chịu nắng, chịu gió, mưa, độ ẩm… Vì thế, các sản phẩm đồ gỗ nội thất từ Gỗ Gụ lúc nào cũng cần được ngâm qua nước vôi ít nhất là 1 ngày.
Có thể bạn thích: