Tiếng Việt của người Việt Nam chúng ta vô cùng phong phú về ngữ nghĩa cũng như cách thức sử dụng. Do vậy nên việc mắc phải các lỗi sai chính tả chính là một trong những vấn đề mà rất nhiều người thường xuyên bị nhầm lẫn. Vậy Chêu hay Trêu mới đúng chính tả? Hãy cùng tham khảo bài viết ngay sau đây của Topshare.vn để giải đáp thắc mắc này và tránh được tình trạng sử dụng sai chính tả vì không phân biệt được hai âm “tr” và “ch”. Theo dõi ngay nhé!

Chêu hay Trêu là đúng chính tả?
Chêu hay Trêu là đúng chính tả?

Chêu là gì?

Chêu là từ hoàn toàn không hề có mặt trong từ điển Tiếng Việt. Do đó có thể kết luận đây là một từ hoàn toàn vô nghĩa. Và việc xuất hiện của từ Chêu là do tình trạng phát âm sai lệch của một số vùng miền gây nên.

Trêu là gì?

Trêu còncòn có nghĩa là trêu đùa, trêu chọc,… Trêu là động từ chỉ những hành động khiến cho người khác thay đổi thái độ (trở nên vui tươi hoặc cảm thấy bực mình hơn) thông qua những lời nói châm chọc hoặc trò đùa tinh nghịch nào đó.

Ví dụ:

  • Anh ấy thường xuyên trêu chọc em.
  • Cậu đừng trêu tôi nữa.
  • Bạn ấy rất thích trêu trẻ con.

Chêu hay trêu là đúng chính tả Tiếng Việt?

Và việc phân biệt Chêu hay Trêu là đúng chính tả là một trong những tình huống phổ thông nhất hiện nay. Có người chọn “trêu”, nhưng vẫn có người lại thường sử dụng “chêu”. Thực ra có sự khác biệt về việc sử dụng Ch hay Tr là do tính chất phát âm theo vùng miền. Có địa phương phát âm là Chêu, nhưng cũng có địa phương phát âm là Trêu. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng sử dụng sai chính tả Tiếng Việt!

Thông qua phần phân tích bên trên của bài viết này, chúng ta đã có thể đưa ra kết luận:

Trêu là từ đúng chuẩn chính tả Tiếng Việt, còn Chêu là từ sai chính tả!

Chêu chọc là gì?

Chêu chọc là từ không có mặt trong từ điển Tiếng Việt. Đây là một từ hoàn toàn không đúng!

Trêu chọc là gì?

Tương tự như Trêu, Trêu chọc là từ chỉ những hành động khiến cho người khác thay đổi hoàn toàn thái độ hiện tại, có thể trở nên vui vẻ hơn hoặc bực tức hơn.

Chêu chọc hay Trêu chọc là đúng chính tả Tiếng Việt?

Tương tự như phần nội dung bài viết bên trên, chúng ta cũng có thể đưa ra kết luận rằng:

Trêu chọc là từ đúng chuẩn chính tả Tiếng Việt, còn Chêu chọc là từ sai chính tả!

Kỳ thực, từ Chêu chỉ là từ được sinh ra bởi sự nhầm lẫn của từ Trêu thông qua việc phát âm sai theo một số vùng miền tại Việt Nam. Do đó, cả từ Chêu lẫn Chêu chọc đều không hề xuất hiện trong từ điển Tiếng Việt, và chúng hoàn toàn vô nghĩa.

Ví dụ phân biệt Chêu hay Trêu

Một số ví dụ thường gặp trong việc phân biệt Chêu hay Trêu. Cùng thử kiểm tra xem bạn đã thành thạo hay chưa nhé. Cụ thể:

  • Chêu chọc bạn bè. => Sai, đáp án đúng là Trêu chọc bạn bè.
  • Trêu chọc chó mèo. => Đúng.
  • Trêu đùa với anh em. => Đúng.
  • Video chêu chọc bạn gái triệu view trên mạng xã hội. => Sai, đáp án đúng là Video trêu chọc bạn gái triệu view trên mạng xã hội.
  • Cô ta trêu tức tôi. => Đúng.
  • Đồng nghiệp của tôi bị chêu tức đến phát khóc. => Sai, đáp án đúng là Đồng nghiệp của tôi bị trêu tức đến phát khóc. 

Những quy tắc phân biệt chuẩn chính tả Ch hay Tr

  • Âm Ch thường đứng trước các nguyên âm (như oa, oă, oe, uê) trong khi Tr thì không. Ví dụ: Choáng váng, loắt choắt, chí chóe, sáng choang,…
  • Những danh từ hoặc đại từ chỉ quan hệ thân thuộc giữa những người thân trong gia đình thì chỉ sử dụng Ch chứ không dùng Tr. Ví dụ: Cha, chú, chị, chồng,…
  • Những danh từ chỉ các loại vật dụng nội thất, tên hoa quả hoặc món ăn thì dùng Ch chứ không dùng Tr. Ví dụ: Chén, chổi, chăn, chuối, chanh, chôm chôm, cháo, chè, chả,…
  • Những từ mang ý nghĩa phủ định thường được viết với Ch. Ví dụ: Chưa, chẳng,…
  • Động từ chỉ hành động tay chân thường sử dụng từ Ch. Ví dụ: Chạy, chặt cây, chẻ củi,…
  • Trong từ láy thì cả Ch lẫn Tr đều được sử dụng cho những từtừ láy âm đầu. Ví dụ: Chông chênh, chăm chỉ, trằn trọc,…
    Nhưng hầu hết các từ láy âm vần thì đều sử dụng Ch. Ví dụ: Chơi vơi, chênh vênh, chót vót,… Trừ 3 trường hợp duy nhất láy âm vần nhưng sử dụng Tr là: Trót lọt, trụi lủi,…
  • Những từ Hán Việt có dấu nặng (.) và dấu huyền (\) đều dùng để đi chung với Tr chứ không phải Ch. Ví dụ: Trịnh trọng, hỗ trợ, trạm xá, trình bày, trừng trị, truyền thống, lập trường,…

Nguyên nhân dẫn đến việc khó phân biệt Chêu hay Trêu là đúng chính tả?

Việc khó trong việc lựa chọn sử dụng từ Chêu hay Trêu, Chêu chọc hay Trêu chọc là do nhiều người không phân biệt được âm Ch và Tr trong quá trình phát âm và nói. Chính điều đó dẫn đến nguyên nhân khiến khó phân biệt Chêu hay Trêu là đúng chính tả và dẫn đến tình trạng sai chính tả!

Sự nhầm lẫn của việc phân biệt từ Chêu hay Trêu là tình trạng chủ yếu xảy ra ở các khu vực miền Bắc Việt Nam. Và cũng bởi vì đây là những từ thường xuyên sử dụng qua văn nói chứ ít dùng trong văn viết, dẫn đến việc ít tiếp xúc trực tiếp với mặt chữ khiến sai chính tả trở thành một thói quen khó sửa.

Cách khắc phục việc sai chính tả vì không phân biệt được Chêu hay Trêu

Ngay sau đây, Topshare.vn sẽ hướng dẫn bạn đọc phương cách đơn giản nhất để khắc phục việc sai lỗi chính tả trong việc phân biệt Chêu hay Trêu. Chi tiết:

  • Cách hữu hiệu nhất để hạn chế tình trạng nhầm lẫn khi sử dụng từ vựng chính là hãy siêng năng đọc nhiều sách báo hoặc sách văn học để ghi nhớ được một lượng lớn từ vựng và dễ dàng ghi nhớ mặt chữ đúng chuẩn chính tả. Ngoài ra, các bạn cũng nên luyện tập để phát âm cho chuẩn xác từ vựng nhằm hạn chế tối đa việc nhầm lẫn khi lựa chọn sử dụng từ ngữ theo ngữ cảnh cụ thể.
  • Ngoài ra, còn một phương cách cực kỳ đơn giản, đó chính là: Bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy băn khoăn trong việc lựa chọn giữa Ch hay Tr? Chêu hay Trêu? Chêu chọc hay Trêu chọc? thì hãy ngay lập tức luyện tập cho mình thói quen tra cứu từ điển Tiếng Việt để tìm ra đáp án chính xác nhất!

Hy vọng với 2 phương cách giúp khắc phục việc sai chính tả vì không phân biệt được Chêu hay Trêu của Topshare.vn bên trên sẽ giúp các bạn không còn ngại về vấn đề sai chính tả nữa, và có thể hoàn toàn tự tin trong cả việc nói lẫn viết đúng chuẩn Tiếng Việt khi gặp tình huống bất kỳ nào! Chúc các bạn vui vẻ!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *