Từ các công cụ thô sơ, người dân đã sản xuất ra các vật dụng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến các vật phẩm cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng. Sau đây chúng ta sẽ xem quy trình tạo ra 1 sản phẩm thủy tinh truyền thống như thế nào nhé.
Bên bếp lò nóng hơn 1.000 độ C, thủy tinh nóng chảy được dồn vào một đầu chiếc ống rỗng, người thợ vừa xoay ống vừa thổi hơi để tạo hình cho lọ hoa hay bóng đèn điện…
Làm việc gần lò nóng hầm hập hàng ngày, những người thợ thổi thủy tinh ở Khu công nghiệp 1 Đồng Văn (Hà Nam) vẫn bám trụ để giữ nghề trước đầy thách thức. Để lưu giữ những nét truyền thống của nghề chết tao các sản phẩm về chai thủy tinh.
Cũng như các loại hàng thủ công mỹ nghệ khác, thủy tinh mỹ nghệ là mặt hàng sản xuất truyền thống của Việt Nam. Thế mạnh của hàng Việt Nam là nguồn nguyên liệu sẵn có, chi phí lao động rẻ, chi phí đầu tư thấp. Vì vậy được nhiều người ưa chuộn
Nguyên liệu chính để làm thủy tinh chính là cát. Chất lượng và màu sắc của cát quyết định chính đến sự thành công của sản phẩm. Hỗn hợp cát và một số chất hóa học được nung nóng chảy tạo thành chất lỏng.
Người thợ thổi thủy tinh phải chịu nóng tốt và dễ bị bỏng. Vào ngày hè, làm việc ngay gần lò 1.300 độ C nhưng người thợ không được dùng quạt. Nếu có gió là ngọn lửa đổi hướng, không thể làm được sản phẩm theo ý muốn.
Những thanh thủy tinh nếu không sạch hoặc không được hơ đều qua lửa nhỏ trước khi hơ vào lửa lớn sẽ nổ và gây bỏng.
Tiêu chí bắt buộc của nghề này là phải điềm tĩnh, nhẹ nhàng. Những họa tiết trang trí cũng được người thợ uốn rất linh hoạt từ cát nung chảy. Vì vậy đòi hỏi người thợ cần tỷ mỹ và khéo tay
Sau khi ra khỏi lò nung, thủy tinh sẽ nguội rất nhanh nên công đoạn tạo hình cho họa tiết phải thật khẩn trương và thật chính xác. Khâu này đòi hỏi những người thợ phải có kinh nghiệm lâu năm về việc tạo hình, những người thợ mới học nghề thì không làm khâu này được.
Để làm ra được các sản phẩm ưng ý, người thợ phải cảm nhận được độ “chín” của thủy tinh. Khi mới cho thủy tinh vào lửa, thủy tinh sẽ có màu xanh, khi đốt đến độ thủy tinh sẽ chuyển sang màu trắng. Lúc đó chỉ cần hà hơi thổi nhẹ, thủy tinh sẽ phồng ra to nhỏ theo ý muốn.
Làm nguội thủy tinh cũng là một bước quan trọng vì nếu hạ nhiệt không đều, thủy tinh sẽ kém chất lượng và dễ vỡ. Cần hạ nhiệt độ theo đúng qui tình hà từ từ khi thủy tinh ra lò
Đây là công đoạn phun cát để tạo hoa văn trên sản phẩm.
Người thợ kiểm tra, cân và đóng gói sản phẩm để xuất xưởng.
Hiện nay, khó khăn lớn nhất của nghề thổi thủy tinh tại Việt Nam là mẫu mã và bản quyền. Ông Thái Sơn, Giám đốc cơ sở sản xuất thủy tinh Thanh Xuân, cho biết: “Chạy theo thị hiếu người tiêu dùng nên các sản phẩm giống nhau về mẫu mã nhưng lại do nhiều cơ sở khác nhau sản xuất”.
Anh Dương Đức Trí, 32 tuổi, đã làm nghề này được 6 năm, công việc hàng ngày của anh là thổi lọ hoa. Anh tâm sự: “Nghề ngày càng mai một, bởi người thợ vất vả để có được sản phẩm ưng ý nhưng lợi nhuận thu về không đáng kể”. Thu nhập mỗi tháng của người thợ thổi thủy tinh từ 3 đến 5 triệu đồng.
Xem thêm: Top 10 công ty bán chai thủy tinh giá rẻ, chất lượng, uy tín tại TPHCM
Có thể bạn thích: