Khi công nghệ số hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, Digital Marketing đã trở thành một lĩnh vực hấp dẫn và đầy tiềm năng, thu hút sự quan tâm của nhiều sĩ tử. Tuy nhiên, một câu hỏi quan trọng mà nhiều người đặt ra là: “Digital Marketing có dễ thất nghiệp không?” “Sinh viên sau khi ra trường có thể làm công việc gì?” Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây!
1. Digital Marketing có dễ thất nghiệp không?
Digital Marketing có dễ thất nghiệp không? Học ngành digital marketing ra làm gì? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ quan tâm trong quá trình lựa chọn ngành học hoặc định hướng nghề nghiệp.
Digital Marketing không phải là ngành nghề dễ thất nghiệp. Ngược lại, đây là một lĩnh vực đang không ngừng mở rộng và phát triển, dần trở thành xu hướng toàn cầu. Theo thống kê từ trang Giáo dục Việt Nam, có hơn 70% người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm/dịch vụ thông qua internet, điều này giúp cho ngành Digital Marketing phát triển một cách nhanh chóng.
Với xu hướng hội nhập sâu rộng cùng mục tiêu đưa kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025, Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển mạnh mẽ, kéo theo tình trạng “khát nhân lực” chất lượng cao trong lĩnh vực liên quan đến kinh tế số.
Đó cũng chính là lý do khiến cho nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực Digital Marketing hiện đang đứng top đầu trong thị trường việc làm hiện nay. Điều này cũng có nghĩa là cơ hội việc làm đối với các chuyên ngành Digital Marketing vô cùng rộng mở, bạn hoàn toàn có thể yên tâm theo đuổi ngành học này mà không cần lo bị thất nghiệp.
2. Cơ hội việc làm của ngành Digital Marketing
Như đã đề cập trên, Digital Marketing đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và mở ra vô số cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Dưới đây là một số cơ hội việc làm tiềm năng bạn có thể thử sức khi học ngành học này.
Quản lý Digital Marketing: công việc của vị trí này là đưa thông tin về thương hiệu trên các không gian kỹ thuật số. Nhiệm vụ nhằm nâng cao nhận biết thương hiệu trên các nền tảng kỹ thuật số và thực hiện các chiến dịch tiếp thị quảng bá sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Nhân viên Social Media: công việc của vị trí này bao gồm lên ý tưởng nội dung, lập kế hoạch thực hiện chiến lược tiếp thị và tăng khả năng hiển thị nội dung trên các nền tảng facebook, instagram, threads,…
Quản lý Content Marketing: công việc của vị trí này bao gồm lên kế hoạch, sáng tạo, phân phối và đo lường hiệu quả với các loại nội dung như blog, video, infographic, podcast,…nhằm tối ưu hóa khả năng tiếp cận nội dung với khách hàng.
Chuyên viên SEO: công việc của vị trí này là tối ưu hóa của trang web trên công cụ tìm kiếm và tăng lưu lượng truy cập. Nhiệm vụ của công việc này bao gồm phân tích khách hàng, nghiên cứu từ khóa, số liệu Google Analytics, thuật toán Google,…
Nhân viên Content creator: công việc của vị trí này bao gồm tạo ra nội dung đa dạng, hấp dẫn để thu hút và tương tác với khán giả trên các nền tảng digital với các dạng nội dung như bài viết, hình ảnh, video,…
Chuyên viên thương mại điện tử: công việc của vị trí này bao gồm quảng cáo bá, bán hàng, quản lý đơn hàng và tương tác với khách hàng trên Sshopee, Llazada, TtikTtok,… nhằm tối ưu hóa hiệu quả bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp.
Chuyên viên quảng cáo: công việc của vị trí này là triển khai các chiến dịch quảng cáo hiệu quả trên Google Ads, Facebook Ads,… nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc hình ảnh thương hiệu đến với khách hàng.
Như vậy, có thể thấy rằng Digital Marketing là một ngành nghề đầy tiềm năng với nhiều cơ hội nghề nghiệp hiện nay. Ngành này mang đến nhiều cơ hội việc làm đa dạng, bao gồm quản lý Digital Marketing, nhân viên Social Media, quản lý Content Marketing, chuyên viên SEO, nhân viên Content Creator,… Hãy yên tâm theo đuổi ngành học này và thỏa sức sáng tạo, phát triển năng lực của bản thân.
Có thể bạn thích: