Học lên thạc sĩ tài chính ngân hàng hiện nay được nhiều người lựa chọn hiện nay, vì hiện nay số lượng đông đảo người làm trong ngành tài chính ngân hàng cũng như một số người muốn chuyển qua công việc trong ngành tài chính ngân hàng. Kết thúc khóa học học viên phải lựa chọn cho mình một đề tài mang ý nghĩa thực tiễn ứng dụng cao là công việc không dễ dàng chút nào. Bài viết dưới đây giới thiệu bạn đọc 9 mẫu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng chọn lọc nhất nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan và có định hướng lựa chọn cho mình đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

Mẫu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng
Mẫu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

1. Mẫu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng số 1

Đề tài: Giải pháp chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.

1.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn

Trên cơ sở những lý luận cơ bản về rửa tiền và phòng chống rửa tiền, luận văn nhằm mục tiêu phân tích thực trạng hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này.

1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu tại hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2016

1.3. Kết cấu của luận văn

Đề tài nghiên cứu được trình bày thành 3 phần:

Phần 1: phần mở đầu, giới thiệu đề tài và trình bày những vấn đề liên quan đến phương pháp luận trong nghiên cứu.

Phần 2: phần nội dung của đề tài được trình bày thành 3 chương:

  • Chương I: Tổng quan về rửa tiền và phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng.
  • Chương II: Thực trạng rửa tiền và phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.
  • Chương III: Các giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Phần 3: phần kết luận nêu một cách khái quát những nội dung đề tài nghiên cứu và những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu.

Mẫu luận văn thạc sĩ ngân hàng
Mẫu luận văn thạc sĩ ngân hàng 2

Link download miễn phí:

https://docs.google.com/document/d/1TuN1i1K-oXHdtKVK81npRo3n3SFCGrHJ9L0o0gVKqKY/edit?usp=sharing

2. Mẫu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng số 2

Đề tài 2: Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Ngân thương mại cổ phần công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Định

2.1. Mục tiêu nghiên cứu luận văn

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại.

– Phân tích thực trạng công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Định.

– Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Định.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn

– Đối tượng nghiên cứu: công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Định.

– Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Định trong giai đoạn năm 2014 đến năm 2016.

2.3. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Bố cục của đề tài bao gồm 3 Chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Định

Chương 3: Một số biện pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Định

Link download miễn phí:

https://docs.google.com/document/d/1m22ozvx__QOli-bOPeYCV_jTEJq00tmA/edit?usp=sharing&ouid=115677120463438957249&rtpof=true&sd=true

3. Mẫu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng số 3

Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát  triển ngân hàng xanh tại Việt Nam

3.1. Mục tiêu nghiên cứu  luận văn

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển  khai NHX của các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Cụ thể, dựa trên kết  quả phỏng vấn sơ bộ và tham khảo các tài liệu NCKH trước đây, tác giả đề xuất tìm  hiểu các tác động nhiều yếu tố liên quan đến NHX. Kết quả nghiên cứu có thể được  sử dụng để đề xuất một số giải pháp cụ thể và đưa ra kiến nghị về chính sách nhằm  đóng góp tài liệu tham khảo để Nhà nước và các NHTM định hướng hoạt động  hướng tới phát triển bền vững trong lĩnh vực NHX.  

3.2. Đối tượng nghiên cứu luận văn

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 6 yếu tố được chọn lọc, góp phần phát  triển Ngân hàng xanh được đề xuất cụ thể gồm: (i) Hướng dẫn/Quy định/Chính sách  của Nhà nước và Pháp luật trong việc phát triển ngân hàng xanh, (ii) Những nhân tố  kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tới mức độ phát triển của ngân hàng xanh, (iii) Nhu cầu  của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh về các quỹ đầu tư xanh, (iv) Khả  năng tài chính và tiềm lực kinh tế của ngân hàng thương mại, (v) Nhận thức của ban  lãnh đạo và (vi) Năng lực của cán bộ, nhân viên ngân hàng.

3.3. Kết cấu đề tài luận văn  

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 5 chương, cụ thể như sau:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về ngân hàng xanh, hoạt  động phát triển ngân hàng xanh;  
  • Chương 2: Thực trạng phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam  
  • Chương 3: Phương pháp nghiên cứu;  
  • Chương 4: Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển ngân hàng xanh  tại Việt Nam;  
  • Chương 5: Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động ngân hàng xanh  tại Việt Nam

Link download miễn phí:

https://docs.google.com/document/d/18Xl6p71B3XFvgMrS2C7lNVUQYzx_QWZT/edit?usp=sharing&ouid=115677120463438957249&rtpof=true&sd=true

4. Mẫu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng số 4

Đề tài: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế

4.1. Mục đích nghiên cứu luận văn

Hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động huy động vốn cá nhân của ngân hàng thương mại.

Tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình huy động vốn KHCN; đánh giá của KH về hoạt động huy động vốn cá nhân của Agribank Hương Thủy

Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn KHCN của Agribank Hương Thủy.

4.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động huy động vốn cá nhân của Agribank Hương Thủy giai đoạn 2014 – 2016.

4.3. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, đề tài gồm 3 chương:

  • Chương 1: Tổng quan về hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại
  • Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Link download miễn phí:

https://docs.google.com/document/d/1EsDUV4U6nj7_gUwoOP6n7s7ZGiC9UmyS/edit?usp=sharing&ouid=115677120463438957249&rtpof=true&sd=true

5. Mẫu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng số 5

Đề tài: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

5.1. Mục tiêu nghiên cứu luận văn

Mục tiêu tổng quát: Vận dụng các lý thuyết nền tảng, tham khảo những nghiên cứu cùng lĩnh vực trong và ngoài nước, từ đó tác giả đưa ra kết luận về những nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam và đề xuất những giải pháp dựa trên kết quả thu được.

Mục tiêu cụ thể: Bài nghiên cứu của tác giả nhằm giải quyết ba vấn đề chính:

  1. Tìm ra các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  2.  Lý giải mức độ tác động của các yếu tố ấy.
  3.  Đề xuất những giải pháp liên quan dựa trên kết quả hồi quy

Bố cục đề tài:

  • Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
  • Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan lý thuyết.
  • Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
  • Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
  • Chương 5: Kết luận

Link download miễn phí:

https://docs.google.com/document/d/1QLLc8ijc200_qVcfgSLSMK9Cjp4cQleO7AygMWR3z44/edit?usp=sharing

6. Mẫu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng số 6

Đề tài: Giải pháp phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội

6.1. Mục tiêu nghiên cứu luận văn

Mục tiêu chung: Trên cơ sở lý thuyết và thực tế triển khai hoạt động tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2018-2022, luận văn hướng tới đề xuất những giải pháp để nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động tín dụng KHCN tại ngân hàng trong tương lai.

Mục tiêu cụ thể: 

– Làm rõ được những vấn đề cơ bản về lý về phát triển tín dụng KHCN tại ngân hàng thương mại;

 – Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển hoạt động tín dụng KHCN cùng những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này tại PVcomBank Hà Nội giai đoạn 2018- 2022;

– Đưa ra những giải pháp nào để thúc đẩy phát triển tín dụng KHCN tại PVcomBank Hà Nội trong thời gian tới.

6.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn

Đối tượng nghiên cứu: Phát triển hoạt động tín dụng KHCN tại Ngân hàng thương mại.

Phạm vi không gian nghiên cứu: Được thực hiện tại PVcomBank Hà Nội.

Phạm vi thời gian số liệu nghiên cứu: Sử dụng số liệu của PVcomBank Hà Nội năm 2018 đến năm 2022

Kết cấu của luận văn Ngoài các mục như: lời cảm ơn, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình vẽ, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục. Luận văn gồm các phần chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại;

Chương 2: Thực trạng phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội;

 Chương 3: Giải pháp thúc đẩy phát triển hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.

Link download miễn phí:

https://docs.google.com/document/d/1qlfC9zSNwEAdF8mowK4J2yl9el-GCVYdhrdNJMKdh8A/edit?usp=sharing

7. Mẫu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng số 7

Đề tài: Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Sài Gòn.

7.1. Mục tiêu của luận văn

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của luận văn là xác định và đánh giá được sự tác động của các nhân tố khi sử dụng DVNHĐT có ảnh hưởng đến sự hài lòng của KH tại BIDV Nam Sài Gòn.

Mục tiêu cụ thể

Từ mục tiêu chính, tác giả xác định những mục tiêu cụ thể để thực hiện gồm:

– Xác định được các nhân tố khi sử dụng DVNHĐT tại đơn vị có tác động đến sự hài lòng của khách hàng

– Xác định mức độ tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Nam Sài Gòn.

 – Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm cải thiện sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Nam Sài Gòn

7.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn thực hiện nghiên cứu đối với các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng DVNHĐT tại BIDV Nam Sài Gòn.

 – Đối tượng khảo sát: Luận văn thực hiện khảo sát các KHCN đang sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Nam Sài Gòn

Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại BIDV chi nhánh Nam Sài Gòn. Thời gian :Khảo sát chọn mẫu lấy ý kiến khách hàng về mức độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng BIDV Nam Sài Gòn. Dữ liệu sơ cấp được thu thập dự kiến là 300 phiếu và được tổng hợp bởi phần mềm SPSS 22. Thời gian khảo sát dự kiến: 1/11/2022- 31/12/2022,

7.3. Kết cấu của luận văn

 Ngoài các mục lục, bảng biểu, hình ảnh, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có kết cấu gồm các nội dung chính sau:

  • Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
  • Chương 2: Cơ sở lý thuyết
  • Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
  • Chương 4: Kết quả nghiên cứu
  • Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Link download miễn phí:

https://docs.google.com/document/d/1gDkajP8PpZR4FJ3q3OQF95moX_iJS6S6yJGMBR1LcDM/edit?usp=sharing

8. Mẫu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng số 8

Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

8.1. Mục tiêu nghiên cứu luận văn

Mục tiêu tổng quát

 Nghiên cứu này nhằm xác định và đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố đến TSSL của NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất một số hàm ý cho NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam nhằm cải thiện và nâng cao TSSL trong thời gian tới.

Mục tiêu cụ thể 

Mục tiêu tổng quát được cụ thể hoá thành các mục tiêu như sau:

Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Thứ hai, đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến TSSL của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Từ đó, đề xuất một số hàm ý cho các NHTM niêm yết trên TTCK Việt Nam nhằm cải thiện và nâng cao TSSL trong tương lai.

8.2. Đối tượng vào phạm vi nghiên cứu luận văn

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: 

+Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận văn lấy số liệu nghiên cứu của 24 NHTMCP niêm yết với việc phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL. Tác giả lựa chọn số ngân hàng này là vì có các ngân hàng vừa lên sàn niêm yết trong thời gian gần đây nên số liệu từ 2011 – 2015 không đầy đủ sẽ tạo sự bất cân xứng với sữ liệu bảng. Nên tác giả lựa chọn các ngân hàng có số liệu hoàn chỉnh và cập nhật từ 2011 – 2022.

+Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận văn lấy số liệu từ năm 2011 đến năm 2022.

8.3. Kết cấu của luận văn

Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương này sẽ trình bày lý do chọn đề tài, từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu cũng như các câu hỏi nghiên cứu tương ứng. Đồng thời, để hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu thì chương này sẽ lựa chọn đối tượng và phạm vi nghiên cứu cùng với phương pháp nghiên cứu. Cuối cùng, chương này sẽ trình bày đóng góp của nghiên cứu và kết cấu dự kiến của luận văn.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và khảo lược nghiên cứu Chương này trình bày các nội dung chính như nền tảng cơ sở lý thuyết về TSSL, các chỉ tiêu đánh giá TSSL tại các NHTM. Chương này cũng giới thiệu sơ lược một số nghiên cứu trước đây trên thế giới và trong nước về các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL tại các NHTM, đồng thời nhận xét và xác định khoảng trống nghiên cứu.

Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu Chương này bao gồm các nội dung chính như trình bày về mô hình và giả thuyết nghiên cứu cùng với phương pháp đo lường biến. Trình bày chi tiết quy trình và phương pháp nghiên cứu, mô tả mẫu nghiên cứu cùng với phương pháp tính toán và xử lý số liệu. Chương

Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Nội dung chủ yếu là trình bày kết quả mô hình: thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, phân tích tương quan mô hình nghiên cứu, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi, kiểm định hiện tượng tự tương quan. Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (GLS) để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, xác định kết quả cuối cùng của mô hình.

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách Dựa trên kết quả của mô hình nghiên cứu, quan điểm của tác giả sẽ đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao TSSL tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam trong tương lai.

Link download miễn phí:

https://docs.google.com/document/d/18b-ZLErUasPU0JWkfb1yta7MFS8FkFjFlhT5rRZmqgs/edit?usp=sharing

9. Mẫu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng số 9

Đề tài: Rủi ro tín dụng trong cấp tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

9.1. Mục tiêu nghiên cứu luận văn

Mục tiêu tổng quát Đánh giá trên cơ sở thực trạng RRTD tại Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là tìm ra các tồn tại hạn chế và nguyên nhân để đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế các nguy cơ về rủi ro tín dụng của chi nhánh VCBHCM.

Mục tiêu cụ thể 

– Qua bảng số liệu thứ cấp thu thập từ nhân viên liên quan đến quy trình rủi ro tín dụng của chi nhánh, nhận biết được các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại giai đoạn 2017-2021.

 – Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế RRTD đối với DNNVV tại Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh.

9.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: RRTD đối với DNNVV tại Vietcombank CN Tp. HCM.

– Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ nhân viên có liên quan tới quy trình quản lý RRTD tại ngân hàng Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh.

 – Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian: giai đoạn 2018-2021.

– Về không gian: Tại Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh

9.3. Kết cấu của luận văn 

Ngoài phần mở đầu bao gồm các nội dung về lý do chọn đề tài, về tính cấp thiết, mục đích nghiên cứu, câu hỏi và phương pháp nghiên cứu, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:

  • Chương 1. Cơ sở lý luận về rủi ro hoạt động tín dụng DNNVV của NHTM
  • Chương 2. Thực trạng RRTD DNNVV tại ngân hàng Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh
  • Chương 3. Các giải pháp nhằm giảm thiểu RRTD DNNVV tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

Link download miễn phí:

https://docs.google.com/document/d/1BHX-5MR9mScTA-_sBGemEKeVrhgmBTO6wb-aPONsZp4/edit?usp=sharing

Trên đây bài viết giới thiệu bạn đọc 9 mẫu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng chọn lọc nhất. Ngoài ra để bạn đọc có thêm khảo các đề tài luận văn thạc sĩ ngành tài chính ngân hàng, bạn đọc có thể thao khảo thêm bài viết sau: 100 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng chọn lọc nhất.

Cấu trúc bài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Cấu trúc bài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng
Cấu trúc bài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

 

Cấu trúc luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng truyền thống, như sau:

1.1. Phần mở đầu:

1.1.1. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu (lý do chọn đề tài, sự cần thiết của đề tài nghiên cứu)

1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu cụ thể

1.1.3. Các câu hỏi được đặt ra

1.1.4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu
  • Không gian nghiên cứu
  • Thời gian nghiên cứu
  • Phạm vị nghiên cứu

1.1.5. Phương pháp luận và phương pháp

  • Phương pháp luận: – nghiên cứu gắn bó với các hình thức tư duy: lý luận, thực tiễn, sáng tạo và phản biện.
  • Phương pháp nghiên cứu, có thể:
  • Phương pháp phân tích thống kê – chủ yếu là sử sụng các dữ liệu thống kê (số liệu thứ cấp) có liên quan để phân tích minh chứng.
  • Phương pháp điều tra khảo sát
  • Phương pháp phân tích tổng hợp
  • Phương pháp suy diễn và quy nạp, ..v…v…
  • tùy thuộc vào đề tài (đối tượng nghiên cứu)
  • Cách tiếp cận: Với các quan điểm lý luận và thực tiễn.

1.1.6.Lược khảo tài liệu:

Tham khảo các tài liệu cùng lĩnh vực nghiên cứu để rút ra những nhận thức và kinh nghiệm.

1.1.7.Giới thiệu cấu trúc các chương trong luận văn.

Chương 1 – Khung lý thuyết (cơ sở lý luận)

Chương này hệ thống hóa và tổng hợp các lý thuyết và quan điểm lý luận làm luận cứ khoa học xuyên suốt cho đề tài nghiên cứu:

Có nhiều cách cấu trúc khác nhau – Ở đây chỉ nêu lên 1 ví dụ:

1.1 Khái niệm về đối tượng nghiên cứu

1.2 Nội dung…

1.3 Đặc điểm…

1.4 Vai trò…

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng…

1.6Bài học kinh nghiệm từ nước ngoài cho VN…

Kết luận (nếu có)

Chương 2 – Phân tích thực trạng của đối tượng nghiên cứu

Chủ yếu là sử dụng các dữ liệu thống kê (số liệu thứ cấp) kết hợp với điều tra khảo sát để phân tích theo các tiêu chí thích ứng, nhằm rút ra những kết quả, bất cập và nguyên nhân… Đây là những căn cứ quan trọng cho các đề xuất (giải pháp).

Chương 3 – Các giải pháp (hoàn thiện)

Có thể là:

3.1 Dự báo những thuận lợi và khó khăn

3.2 Định hướng và các quan điểm…

3.3 Các giải pháp…

3.4 Các khuyến nghị (hàm ý, không nên sử dụng từ kiến nghị, bởi nó là biện pháp hành chính)

Trong quá trình quá trình lựa chọn đề tài và viết luận văn tốt nghiệp thạc sĩ tài chính ngân hàng, nếu có khó khăn bạn có thế tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ kinh tế của Luận văn 3C. Với hơn 10 năm hoạt động và đội ngũ viết bài nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn bạn được kết quả cao nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *