Các chấn thương xảy ra khi chơi cầu lông có thể làm tổn hại đến cấu trúc của xương, dây chằng và các khớp, thậm chí là vôi hóa xương. Tìm hiểu ngay 6 chấn thương thường gặp khi chơi cầu lông cùng với cách xử lý hiệu quả để phục hồi nhanh tầm vận động của bạn khi gặp phải các sự cố này nhé.
1. 6 chấn thương thường gặp khi chơi cầu lông
1.1 Chấn thương khớp vai
Khớp vai là bộ phận chịu áp lực lớn khi chơi cầu lông, đặc biệt từ các động tác đập cầu hoặc vung vợt mạnh. Các chuyển động lặp đi lặp lại với cường độ cao này dễ gây ra tình trạng viêm gân chóp xoay do các gân và cơ quanh khớp bị kéo căng quá mức. Thêm nữa, áp lực kéo dài có thể gây thoái hóa khớp vai khi lớp sụn dần bị bào mòn, làm hạn chế tầm vận động của người chơi.
Các chấn thương ở vai khiến khớp vai trở nên cứng, khó vận động.
1.2 Đau lưng cột sống
Đau lưng cột sống thường xảy ra do cột sống chịu áp lực lớn từ các tư thế cúi vặn người đột ngột khi chơi cầu lông. Các động tác rướn người liên tục để đỡ cầu dễ khiến cơ lưng dưới bị căng quá mức và gây đau nhức âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng lưng.
1.3 Hội chứng ống cổ tay
Các cử động liên tục và lặp đi lặp lại ở tay khi cầm nắm vợt tạo áp lực gây chèn ép lên dây thần kinh giữa tại ống cổ tay. Hậu quả là người chơi có thể cảm thấy tê cứng, đau nhức hoặc mất cảm giác ở cả bàn tay. Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu về tập vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay để thực hiện các bài tập và liệu pháp điều trị nhằm bảo vệ sức khỏe cho phần cổ tay của mình trong quá trình chơi cầu lông.
Hội chứng ống cổ tay dễ gây rối loạn cảm giác, thậm chí là mất khả năng cử động tay.
1.4 Chấn thương khớp gối
Chấn thương khớp gối thường xảy ra do khớp gối phải chịu áp lực lớn khi nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Việc lặp đi lặp lại các động tác vận động mạnh có thể gây tổn thương dây chằng và sụn khớp. Bên cạnh đó, khi người chơi tiếp đất sai kỹ thuật hoặc chuyển hướng đột ngột có thể dễ dẫn đến nguy cơ đứt dây chằng.
1.5 Bong gân mắt cá chân
Khi người chơi bất ngờ bị lật bàn chân hoặc té ngã sẽ khiến xương cổ chân bị tổn thương và gây giãn hoặc rách dây chằng. Chấn thương này thường khiến khớp bị căng cứng, gây đau, sưng và giảm khả năng chịu lực của chân.
Bong gân mắt cá chân gây ra nhiều triệu chứng sưng phù nề và đau nhức.
1.6 Căng cơ
Tình trạng căng cơ thường xảy ra ở các vị trí như bắp chân, gân khoeo, cổ, thắt lưng,… khi sợi cơ căng quá mức có thể dẫn đến rách hoàn toàn. Nếu chấn thương này không được điều trị kịp thời, căng cơ kéo dài có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn như thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa cột sống.
2. Cách xử lý chấn thương khi chơi cầu lông tại nhà
Khi gặp phải các chấn thương trên, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm sưng, giảm đau giai đoạn đầu, cụ thể:
- Nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển và vận động mạnh tại vùng vết thương.
- Chườm túi đá lên vùng bị đau khoảng 15 – 20 phút/lần, lặp lại 2 -3 mỗi ngày để giảm sưng và đau.
- Quấn băng ép quanh vùng vết thương để giúp hỗ trợ ổn định khớp khi cử động.
- Kê cao bộ phận bị thương chẳng hạn như tay hoặc chân cao hơn tim để giúp giảm áp lực xuống các chi, hạn chế phù nề, sưng tấy.
Lời khuyên: Trường hợp nghi ngờ bị gãy xương, trật khớp, bạn nên cố định vùng vết thương bằng nẹp tạm thời và đi đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Chườm đá giúp người bệnh giảm đau, giảm sưng và ngăn ngừa xuất huyết trong.
3. Liệu trình điều trị chấn thương thể thao không dùng thuốc hoặc phẫu thuật
Đối với các chấn thương thể thao có khả năng phục hồi mà không cần can thiệp phẫu thuật, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để kích thích cơ thể tự chữa lành mà không cần lạm dụng thuốc giảm đau, cụ thể:
- Vật lý trị liệu sử dụng các yếu tố vật lý như sóng âm, điện trường, ánh sáng và nhiệt…để phục hồi các chức năng bị suy giảm.
- Thực hiện vận động chủ động để giúp người bệnh giảm đau tự nhiên, chẳng hạn như tập phục hồi chức năng bàn tay, chân, khớp vai,…
Vận động trị liệu mang đến hiệu quả lâu dài, giúp người bệnh phục hồi tổn thương từ sâu bên trong.
Bạn cần lưu ý, để hạn chế các chấn thương trong quá trình chơi cầu lông ảnh hưởng xấu đến chức năng cơ xương khớp, bạn nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ thể chất lẫn kỹ thuật chơi. Hi vọng rằng, các thông tin trên sẽ giúp bạn có cách xử lý phù hợp khi gặp phải các sự cố không muốn.
MYREHAB MATSUOKA là trung tâm vật lý trị liệu và phục hồi chức năng toàn diện theo chuẩn Nhật Bản, đảm bảo quá trình hồi phục của bạn nhanh chóng, đạt kết quả mong đợi. Liên hệ ngay với hotline 1900 3181 để được tư vấn chi tiết và cập nhật các thông tin y khoa bởi các bác sĩ và chuyên gia MYREHAB MATSUOKA tại website https://myrehab-matsuoka.com/ nhé!
Có thể bạn thích: