1. Tranh Đông Hồ là gì?
Tranh Đông Hồ hay còn gọi là tranh khắc gỗ Đông Hồ đây là một loại hình nghệ thuật được tạo nên từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) của Việt Nam. Trước đây tranh thường được dùng chủ yếu phục vụ cho nhứng ngày tết Nguyên Đán, mọi người mua tranh về treo lên tường, hết năm lại gỡ bỏ và thay lại tranh mới.
Tranh Đông Hồ hiện đã được công nhận là một Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia của Việt Nam . Có thể nói, Tranh Dân Gian Đông Hồ đã trở thành một nét đẹp truyền thống văn hóa, một bản sắc riêng của chúng ta.
2. Các dụng cụ vẽ tranh
2.1. Giấy dùng để in tranh và hồ dán
Giấy điệp (giấy dó) hay còn biết đến là loại giấy dùng để in tranh Đông Hồ một loại giấy được làm bằng vỏ Điệp nghiền nhiễn và trộn với hồ làm từ gạo tẻ hoặc làm từ nếp cũng có thể làm bằng bộ sắn. Hồ dùng để vẽ tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ, còn hồ nấu từ bột nếp dường dùng để dán vì đặt tính bột nếp có tính dính bền hơn so với gộ tẻ.
2.2. Chổi lá thông dùng để vẽ tranh
Chổi lá thông dùng là dụng cụ chính để vẽ và tạo hình cho bức tranh. Bức tranh có đẹp hay không thì phụ thuộc và chổi vẽ và tay nghề người vẽ tranh.
2.3. Màu sắc dùng để vẽ tranh
Màu sắc dùng để vẽ tranh Đông Hồ là loại màu tự nhiên, với những chất màu thô này khi trộn lại với nhau và hòa thêm một ít hồ để tạo nên 1 bức tranh sắc nét.
- Màu đen được lấy từ than của gỗ xoan, nếp hay than của lá tre đươc ngâm kỹ trong chum trong thời gian vài tháng sau thì mới đem ra dùng.
- Màu xanh được lấy từ là chàm hay phần gỉ sét của đồng.
- Màu vàng lấy từ hoa của cây giành giành, hoa hòe.
- Màu đỏ được lấy từ gỗ vang và sỏi son đỏ trên núi Thiên Thai
- Màu trắng thì lấy từ con Điệp
2.4. Ván và Dụng cụ khắc
Ván dùng vẽ trang gồm có 2 loại và ván in màu và ván dùng để in nét. Các loại ván này thường được làm bằng gỗ thị hay gỗ thừng mực. Là loại gỗ có thơ thịt đa chiều và phải mềm. Dụng cụ khắc Ván là nhưng cái đục hay con gọi là cái ve được làm bằng thép cứng cũng có thể dùng để điêu khắc các loại đồ mỹ nghệ từ gỗ. Ván in nét được làm bằng gỗ mỡ vì gỗ mỡ có khả năng lưu màu cao hơn tất cả các loại gỗ khác.
3. Ý nghĩa tranh Đông Hồ
Tranh Đông Hồ có được được nhiều người ưa chuộn và có sức cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ của Việt Nam cũng như du khách từ khác quốc gia khác vì nó phản ánh đến những đề tài bàn chất cuộc sống mộc mạc, giản dị, gần gũi gắn liền với văn hoá người Việt được chúng ta đưa lên bằng tranh vẽ.
Đó là hình ành về con gà, con trâu, con cóc, con chuột, cảnh chăn trâu thả diều, thỏi sáo, đi cày, các trò chơi dân gian ngày xuân như bịt mắt bắt dê, đánh đu, đấu vật…
Nét vẽ giản dị, trong sáng, khoáng đạt chứ không cầu kì đi vào chi tiết. Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế cho biết việc dùng màu sắc trong tranh cũng có ý nghĩa riêng và phải phù hợp với mỗi đề tài khác nhau: nền màu đỏ cho tranh đánh ghen để lột tả được cái nóng giận bực bội ngột ngạt của không khí lúc đó, nền màu vàng cho cảnh vui tươi tràn ngập sắc xuân trên các bức tranh ngày tết, nền màu hồng nhạt cho tranh làng quê yên bình.
4. Nghệ thuật trong tranh Đông Hồ
Nghệ thuật chủ đạo trong tranh Đông Hồ không phải là cảm hứng trong sviệc sáng tác. Mà là nó nằm ở chổ thể hiện những truyền thuyết, một câu chuyện ngụ ngôn mang tính triết lí, nhân văn, đó làmột bức thông điệp đầy màu sắc về đạo đức, luân lí và tín ngưỡng sâu sắc, hay một thông điệp của cuộc sống hằng ngày.
Những bức tranh thể hiện tính dí dỏm, khung cảnh ấm cúng của Tết Nguyên Đán của người Việt như những bức tranh về hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng. Các con vật gần gũi với làng quê như cóc, gà, vịt, trâu, rồng và cá là biểu trưng cho hạnh phúc, thịnh vượng, sự chăm chỉ cần cù, thông minh.
Bạn có thể thấy được những ghi nhận về xã hội phong kiến qua các hình tượng trong tranh. Một bức tranh nổi tiếng như Đám cưới chuột là sự thể hiện tài tình các thói hư tật xấu của xã hội phong kiến thông qua hình tượng các con vật một cách dí dỏm và đầy màu sắc sâu sắc.
Trong tranh Đông Hồ, chúng ta thường bắt gặp những quan niệm sống đặc thù của văn hóa chúng ta. Tranh không áp dụng các nguyên tắt vẽ tranh về vẽ tranh như nguyên tắc về ánh sáng hay luật xa gần của tranh hiện đại mà mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc.
Mặc dù những sự vật và hiện tượng trong tranh Đông Hồ không chính xác so với thực tế từng chi tiết, và cũng có khá nhiều tranh trái với thực tế (như hình em bé ôm con cóc xấu xí, em bé ôm tôm, con cá kích thước rất lớn) nhưng lại rất sống động và có hồn.
Người làm tranh dường như ít quan tâm đến những qui tắc, công thức hình họa mà dụng công để thổi vào đó sự rung cảm của tâm hồn nghệ sĩ với những triết lí nhân sinh…
Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thể hiện, do đó xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lí hợp tình. Nghệ thuật vẽ của tranh Đông Hồ còn mang dáng dấp của nghệ thuật thời nguyên thủy, điều này càng minh chứng cho tính cổ xưa của dòng tranh này.
5. Phân loại tranh Đông Hồ
Tranh Đông Hồ thường được phân theo chủ đề bao gồm 7 chủ để chính đó là tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh truyện, tranh phương ngôn, tranh cảnh vật và tranh phản ánh sinh hoạt.
5.1. Tranh thờ cúng
Đây là chủ đề đầu tiên được nhiều người quan tâm thiên về tâm linh các loại tranh về chủ đề này như : bộ tranh Ngũ sự, Thần tài, Ông Táo, Vũ Đinh Thiên Ất, Tử Vi Trấn Trạch,… Bộ tranh này thể hiện hình ành về tôn thờ những vị thần, đây là những vị thần thường giúp đỡ người dân về mọi mặt trong cuộc sống.
Tranh về Thần Tài thể hiện ước muốn có nhiều tiền, nhiều lộc trong năm mới. Thể hiện sư khao khác làm ăn thuận lợi cả năm của người xưa.
Bức tranh nói lên tình cảm tốt đẹp của người với người, sự tôn thờ về một tín ngưỡng, một niềm tin hướng thiện, hướng đến chân – thiện – mỹ. Tranh Ông Táo kể về sự tích thần trông bếp một bà hai ông, kể về câu chuyện tình cảm cảm động của ba ông táo.
Theo sự tích đến ngày 23 âm lịch hàng năm Táo Quân sẽ lên trời báo cáo Ngọc Hoàng về tính hình bếp núc của hộ gia đình ở hạ giới.
5.2. Tranh Đông Hồ về chúc tụng
Bộ tranh đầu tiên thường được nhắc đến và nhiều người tâm nhất trong bộ này là tranh Tứ Quí Vinh Hoa, Phú Quý, Nhân Nghĩa, Lễ Trí, Tiến Tài – Tiến Lộc, Nghinh Xuân, Vinh Qui Bái Tổ, Ông Tơ – Bà Nguyệt, Đàn à , Gà Thủ Hùng, Lợn Âm Dương,.. Bộ tranh ghi nhận lại lời chúc tụng thể hiện những câu chúc mai mắn dành cho nhau.
5.3. Tranh Đông Hồ về lịch sử
Bộ đầu tiên là Phù Đổng Thiên Vương (hay còn gọi là Thánh Gióng), tranh Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo, và Quang Trung… Những bức tranh ghi lại những hoạt động trong lịch sử của Việt Nam, ghi nhận những trận đánh hào hùng của dân tộc chúng ta.
5.4. Về chủ để truyện tranh
Các bộ tranh Đông Hồ về chủ đề truyện tranh nổi tiếng như Truyện Kiều, Thạch Sanh, Lục Vân Tiên, Tây Du Kí …
5.5. Bộ tranh Đông Hồ về sinh hoạt
Đánh ghen, Chăn trâu thổi sáo, Chăn trâu thả diều, Nhà nông, Đám cưới chuột, Hứng dừa, …
Bức tranh thể hiện ước nguyện “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” để luôn có những vụ mùa bội thu. Bởi Việt Nam luôn gắn với nghề trồng lúa nước. Hình ảnh cậu bé ngồi trên lưng trâu, xung quanh đều là cỏ cây, đất trời rộng lớn, biểu hiện khát vọng được hoà hợp với thiên nhiên để có được sự thuận lợi cho vụ mùa phát triển, hoa màu tốt tươi.
Bức tranh đám cưới chuột thể hiện nét văn hóa dân tộc và sử dụng màu sắc chủ đạo như đỏ, xanh, vàng, hiện lên khung cảnh của một đám cưới rực rỡ, nhộn nhịp. Mặt khác với nhân vật mèo, dù chuột có thể là kẻ thù “không đội trời chung” của nó, song mèo vẫn tỏ vẻ hài lòng, tán đồng ngày lễ lớn của đôi vợ chồng trẻ. Thề hiện sự hòa đồng xóa bỏ mọi hiệp khích cùa nhau hằng ngày để cùng tham dự chung vui một buổi tiệc đám cưới.
Tranh Đông Hồ Hứng Dừa xoay quanh khung cảnh một gia đình hạnh phúc. Bức tranh này luôn là lời nhắc nhở, là bài học sâu sắc để có được một hạnh phúc đơn giản, trọn vẹn theo đúng nghĩa.
5.6. Tranh phương ngôn
Đây là tranh về ngày tết chủ để Đánh đu mô tả trò chơi dân gian ngày Tết. Không khí tưng bừng, phấn khởi ngày xuân được tái hiện sinh động qua màu sắc tranh, nét vẽ mộc mạc, đơn giản.
5.7. Tranh Đông Hồ cảnh vật
Tranh Lợn ăn cây Ráy mô tả Lợn trong tư thế ngang với một thân hình đồ sộ, mũm mĩm chiếm gần hết bức tranh.Chú Lợn đang đứng, đuôi cong, tai vểnh, bốn chân hơi chụm tạo thế chống để dồn sức ăn cây ráy. Hình các con lợn được tạo nét chắc khoẻ mà mềm mại, không chỉ đẹp mà còn đúng về đặc điểm hình thể. Trên lưng con lợn có xoáy âm dương thể hiện ước nguyện cho sự phát triển, sự sinh sôi. Vì vậy bức tranh này thể hiện ước nguyện cho cuộc sống luôn ấm no, an nhà, hạnh phúc
Lần đầu tiên mới biết được nghệ thuật tranh Đông Hồ nó hay như vậy thank ad đã chia sẽ