Hôm nay, nếu lên Google Doodle, bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh được vẽ theo phong cách dễ nhận biết của Hiệp sĩ John Tenniel trong tác phẩm minh họa để đời của ông: “Alice in Wonderland” và “Alice Through the Looking Glass”.

Và hình ảnh trên Google Doodle ngày hôm nay 28/02/2020, cũng chính là để vinh danh và kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Hiệp sĩ John Tenniel. Ông là một họa sĩ minh họa và biểm họa chính trị nổi tiếng.

Tiểu sử của Hiệp sĩ John Tenniel

Chân dung Hiệp sĩ John Tenniel.
Chân dung Hiệp sĩ John Tenniel.

John Tenniel sinh ngày 28/2/1820, tại London, Anh. Ông qua đời ở tuổi 94 vào ngày 25 tháng 2 năm 1914 cũng tại London. Ông là con trai của một vũ công và một người hướng dẫn đấu kiếm. Tenniel theo học tại các trường Học viện Hoàng gia. Vào năm 1836, ông đã gửi bức minh họa đầu tiên của mình đến triển lãm của Hội Nghệ sĩ Anh.

Năm 1840, trong một buổi đấu kiếm lúc đang ở độ tuổi 20, ông đã bị mất một mắt. Tai nạn này đã không thể cản ông đến với đam mê vẽ của mình, Tenniel vẫn tiếp tục vẽ.

Năm 1845, ông đã đóng góp một bức hoạt hình 12m cho cuộc thi thiết kế trang trí tranh tường của Cung điện Westminster mới và nhận được 100 bảng và hoa hồng cho một bức bích họa ở Phòng Khánh tiết (hay Hội trường Nhà thơ) trong Quốc hội Anh.

Năm 1850, ông được mời kế nhiệm Richard Doyle với tư cách là họa sĩ truyện tranh chung với John Leech cho Punch, một tạp chí hoạt họa định kỳ mà Tenniel làm việc trong phần lớn cuộc đời ông. Dần dần, ông đã tiếp quản hoàn toàn các bản vẽ hàng tuần về chính trị.

Ông là họa sĩ minh họa và nghệ sĩ châm biếm người Anh, đặc biệt được biết đến với tác phẩm trong Punch và minh họa cho Alice’s Adventures in Wonderland (1865) – Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ xở thần tiên và Through the Looking Glass – Xứ xở trong gương (1872).

Trong các bức vẽ của mình trên Punch, Tenniel cho thấy phẩm giá mới của ảnh hoạt hình chính trị. Tác phẩm hoạt hình nổi tiếng nhất của ông có lẽ là “Dropping the Pilot” (1890), với chủ đề từ chức Bismarck.

Tenniel được phong tước hiệp sĩ năm 1893 và nghỉ hưu năm 1901. Ông minh họa nhiều cuốn sách. Những bức vẽ của ông cho Alice’s Adventures in Wonderland và Through the looking Glass rất tinh tế, thông minh và cực kỳ phù hợp với văn phong của Lewis Carroll. Những minh họa này đã mang lại cho ông danh tiếng quốc tế. Có thể nhiều người không biết ông, nhưng lại biết đến những hình ảnh minh họa trong cuốn Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ xở thần tiên. Đó chính là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.

Cuộc sống cô đơn của Hiệp sĩ John Tenniel

Trong cuộc sống cá nhân, Tenniel khá cô độc, đặc biệt là sau khi vợ ông, Julia Giani, qua đời khi họ vừa mới kết hôn được hai năm. Họa sĩ minh họa cũng qua đời vào ngày 25/02/1914.

Với “Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên”, ông đã để lại một di sản vô giá và hầu như đều có mặt trong mỗi gia đình cho đến tận ngày nay.

Google Doodle vinh dah Hiệp sĩ John Tenniel

Các bản vẽ gốc của Hiệp sĩ John Tenniel về Alice và các bạn huyền ảo của cô bé vẫn được rất nhiều người yêu mến. Và đó là lý do Google Doodle hôm nay đã kỉ niệm 200 năm ngày sinh Hiệp sĩ John Tenniel vì những đóng góp to lớn đó của ông.

Trong hình ảnh của Google Doodle, bạn có thể để ý thấy Alice (thay thế chữ L) đang nhìn lên con mèo Cheshire.
Trong hình ảnh của Google Doodle, bạn có thể để ý thấy Alice (thay thế chữ L) đang nhìn lên con mèo Cheshire.

Hình ảnh này đã được vẽ bằng bút chì và mực truyền thống. Nhờ đặc điểm này, chúng ta có thể nhận ra ngay lập tức rằng nó đang đề cập đến phong cách phác thảo bóng mờ tỉ mỉ của Hiệp sĩ John Tenniel trong “Alice in Wonderland” và “Alice Through the Looking Glass” – tác phẩm đã giúp mang lại cho ông danh tiếng quốc tế.

Tác phẩm “Alice ở xứ sở thần tiên” của hiệp sĩ John Tenniel

Alice ở xứ sở thần tiên

Video về hiệp sĩ John Tenniel

4.5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *