Một giấc ngủ ngon là liều thuốc để giúp cơ thể lấy lại được năng lượng, phục hồi tinh thần. Nhưng đối với người cao tuổi, giấc ngủ lại là một “bài toán” nan giải, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tinh thần của họ. Vậy tại sao người lớn tuổi lại thường xuyên mất ngủ, cùng đi tìm lời giải đáp qua những chia sẻ của Topshare sau đây.

Vì sao người lớn tuổi khó ngủ?

Dù là ở độ tuổi nào, giấc ngủ luôn có vai trò lớn đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Tương tự người trưởng thành, theo khuyến nghị,  người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) vẫn cần giấc ngủ sâu 7-9 giờ mỗi đêm.  Nhưng cũng cần lưu ý, giấc ngủ ở mỗi người lại không giống nhau do công việc và hoạt động trong ngày.  Nguyên nhân tại sao người lớn tuổi khó ngủ? Những người càng lớn tuổi lại càng dễ mắc bệnh lý khó ngủ là bởi:

  • Thay đổi hormone: Sự giảm sút hormone melatonin – một hormone có vai trò điều hòa đồng hồ sinh học và giấc ngủ tự nhiên, khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ sâu.
  • Thoái hóa tế bào: Các tế bào phụ trách các giấc ngủ dần dần mất đi và thoái hóa, do đó mà con người không thể ngủ sâu như trước đó.
  • Bệnh lý mãn tính: Một số bệnh lý về  tim mạch, hô hấp, khớp, hay các rối loạn thần kinh đều có thể gây gián đoạn và tác động tiêu cực đến giấc ngủ. 
  • Bệnh lý thần kinh: Trầm cảm, sa sút tâm thần, hưng cảm,… những yếu tố này khiến người già lo lắng và gây ra trằn trọc, khó ngủ.
  • Lối sống: Thói quen sinh hoạt không lành mạnh, căng thẳng, lo âu, nghiện rượu bia, cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Thuốc men: Nhiều loại thuốc điều trị bệnh mãn tính ở người cao tuổi có tác dụng phụ gây mất ngủ.
  • Nhịp sinh học thay đổi: Khi tuổi cao, nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể cũng thay đổi,  do đó có một giấc ngủ ngon cũng trở nên khó khăn hơn.
Vì sao người lớn tuổi khó ngủ? Nguyên nhân, hướng khắc phục 5

Giấc ngủ luôn có vai trò quan trọng cho sức khỏe 

Bí quyết khắc phục tình trạng mất ngủ ở người lớn tuổi 

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng  để nâng cao sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.   Để có giấc ngủ ngon và sâu, xây dựng không gian thư giãn, thoải mái và chế độ luyện tập là rất cần thiết. Dưới đây là 4 cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp cải thiện giấc ngủ cho người lớn tuổi:

Tạo không gian ngủ phù hợp

Trước hết, muốn nâng cao chất lượng giấc ngủ, không gian phòng nên được tối ưu. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để tạo nên phòng ngủ cho giấc ngủ lý tưởng: 

  • Điều chỉnh nhiệt độ: Nhiệt độ  phòng ngủ phù hợp nên nằm mở mức 25-27 độ, nếu như quá nóng hoặc quá lạnh đều ảnh hưởng đến giấc ngủ người già.
  • Hạn chế ánh sáng và tiếng ồn: Không gian phòng ngủ nên có cửa tối màu, yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn tác động vào buổi tối. 
  • Đảm bảo độ ẩm: Không khí quá khô có thể gây kích ứng đường hô hấp và khiến người già khó ngủ, có thể dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ. 
  • Ánh sáng, màu sắc phòng dịu nhẹ: Màu sắc và ánh sáng trong phòng ngủ bài trí nhẹ nhàng, không gây chói mắt, gây tác động xấu đến hệ thần kinh, khiến người lớn tuổi khó đi vào giấc ngủ. 
  • Xông tinh dầu: Có thể sử dụng tinh dầu nhuwg gỗ đàn hương, hoa cam, hoa oải hương, bạc hà,.. để làm dịu thần kinh, cải thiện tâm trạng, giúp dễ cơ thể dễ đi vào giấc ngủ sâu. 
Vì sao người lớn tuổi khó ngủ? Nguyên nhân, hướng khắc phục 6

Thay đổi không gian phòng cho giấc ngủ sâu

Chọn nệm phù hợp

Lựa chọn nệm nằm ngủ phù hợp cũng là cách giúp cải thiện hiệu quả giấc ngủ ở người lớn tuổi. Nệm quá cứng hoặc quá mềm đều có tác động không tốt, gây đau lưng, khiến nhiều người trằn trọc, khó chịu… Do đó, bạn cần mua các dòng sản phẩm có độ cứng vừa phải  giúp giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ cột sống và mang đến giấc ngủ sâu. 

Vuanem hiểu rõ điều đó, nên đã nghiên cứu và tung ra đa dạng các dòng sản phẩm nệm: nệm cao su thiên nhiên, đệm lò xo cao cấp, nệm foam,… Vậy nên khách hàng sẽ tìm được chiếc nệm hoàn hảo, ôm trọn cơ thể, mang đến cảm giác thư thái và thoải mái suốt đêm dài. 

Vì sao người lớn tuổi khó ngủ? Nguyên nhân, hướng khắc phục 7

Chọn loại nệm phù hợp để nâng cao chất lượng giấc ngủ

Tập thể dục thường xuyên

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục đều đặn có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ rất tốt, đặc biệt là ở độ tuổi từ 65 trở đi. Ở người già, nên chọn những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,… , các bài tập này giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, tạo cảm giác thư thái và sảng khoái. Từ đó, cơ thể sẽ sẵn sàng đón nhận một giấc ngủ sâu và dài. 

Massage thư giãn

Một trong những nguyên nhân lý giải tại sao người lớn tuổi khó ngủ là do bệnh lý xương khớp. Vậy nên, sử dụng các biện pháp như xoa bóp tay, chân, vai sẽ giúp người cao tuổi giảm đau, thư giãn, dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng cách ngâm chân cùng nước ấm để lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng hỗ trợ nâng cao chất lượng giấc ngủ.  

Vì sao người lớn tuổi khó ngủ? Nguyên nhân, hướng khắc phục 8

Massage thư giãn giúp giảm căng thẳng

Lời kết

Nguyên nhân tại sao người lớn tuổi khó ngủ là do rất nhiều yếu tố tác động. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động cải thiện, nâng cao chất lượng giấc ngủ qua các phương pháp đơn giản. Hãy để Vuanem đồng hành để mang đến cho người cao tuổi giấc ngủ ngon, sâu và dễ chịu nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *