Bạn đã biết như thế nào là một quy trình quản lý tiến độ thi công có hiệu quả về mặt chất lượng mà tiết kiệm được chi phí đầu tư chưa? Cùng chúng tôi xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy trình quản lý tiến độ hợp lý nhé!

1. Tiến độ thi công xây dựng là gì?

Tiến độ thi công xây dựng được hiểu là bản kế hoạch thể hiện tiến độ xây dựng. Theo đó, tiến độ thi công cần phải được trình bày rõ ràng, chi tiết, đảm bảo sự công khai, minh bạch về tiến độ và quy trình thực hiện từng công việc trong xây dựng, thực hiện phù hợp với các biện pháp kỹ thuật – công nghệ được áp dụng phù hợp với dự án xây dựng cụ thể.

=>>Xem thêm: Phần mềm quản lý tiến độ công việc

Tiến độ thi công xây dựng được xác định theo hai phần là tiến độ thi công tổng thể và tiến độ thi công chi tiết. Tiến độ thi công của một công trình được xác định dựa trên tiến độ của các hạng mục, từng công việc cụ thể được thực hiện trong xây dựng công trình và được xác định theo từng hạng mục, khối lượng theo hồ sơ thiết kế thi công công trình.

Quản lý tiến độ thi công (Nguồn: bicons.vn)
Quản lý tiến độ thi công (Nguồn: bicons.vn)

2. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình như thế nào

Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình được hiểu là việc kiểm tra, giám sát chất lượng thi công công trình trong suốt toàn bộ dự án công trình xây dựng.

Việc quản lý thi công xây dựng được pháp luật được ban hành tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 174/2021/TT-BQP của Bộ Quốc phòng ban hành. Theo đó việc quản lý thi công xây dựng công trình được hiểu bao gồm các nội dung sau:

  • Quản lý về mặt bằng thi công xây dựng
  • Quản lý về thiết bị thi công xây dựng
  • Quản lý về thiết bị thi công xây dựng
  • Quản lý công tác vệ sinh, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng
  • Quản lý các dự án đầu tư xây dựng theo quy định
  • Quản lý về nội dung khác theo quy định của pháp luật xây dựng

Theo quy định trên, việc Quản lý tiến độ thi công công trình là một trong những nội dung của Quản lý thi công xây dựng công trình. Việc quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình được quy định tại Điều 18 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Theo đó việc quản lý tiến độ được xác định quản lý trong các trường hợp cụ thể như:

  • Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình từ trước khi triển khai thi công xây dựng: Công trình xây dựng trước khi triển khai thi công xây dựng được nhà thầu lập tiến độ thi công xây dựng tương ứng với thời hạn thực hiện hợp đồng theo tiến độ chung của công trình, được chủ đầu tư phê duyệt.
  • Quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài: Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình được xác định thành từng giai đoạn theo tháng, quý, năm.
  • Chủ đầu tư, bộ phận giám sát thi công của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở từng giai đoạn bị kéo dài nhưng không được gây ảnh hưởng đến tiến độ chung của công trình.
  • Trường hợp xét thấy tiến độ thi công xây dựng tổng thể của dự án bị chậm thì chủ đầu tư có trách nhiệm phải trình người quyết định đầu tư quyết định gia hạn tiến độ thi công.

=>> Xem thêm: Phần mềm quản lý tiến độ dự án

3. Quy trình quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình

Theo quy định, trình tự quản lý dự án thi công xây dựng công trình như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng, thực hiện việc quản lý mặt bằng xây dựng.
  • Bước 2: Quản lý nguyên vật liệu, sản phẩm, vật liệu dùng cho công trình xây dựng.
  • Bước 3: Quản lý thi công xây dựng công trình.
  • Bước 4: Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, giám sát và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
  • Bước 5: Giám sát thi công của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.
  • Bước 6: Thí nghiệm đối chứng, kiểm tra tính chịu lực của kết cấu công trình và vật liệu xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
  • Bước 7: Nghiệm thu khối lượng thi công xây dựng, hạng mục công trình xây dựng (nếu có).
  • Bước 8: Nghiệm thu bộ phận công trình, công trình xây dựng đã đưa vào khai thác, sử dụng.
  • Bước 9: Kiểm tra việc nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
  • Bước 10: Bàn giao và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.
Quản lý tiến độ thi công
Quản lý tiến độ thi công (Nguồn: Internet)

4. Yêu cầu khi quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình

Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình là việc làm đảm bảo không những cho công trình xây dựng hoàn thành trước thời gian quy định mà còn đảm bảo tiến độ thực hiện xây dựng trong quá trình thi công. Theo đó, việc xây dựng muốn đảm bảo tiến độ, ổn định sử dụng lâu dài thì việc quản lý tiến độ thi công công trình cần đảm bảo các yêu cầu như sau:

  • Phải đảm bảo mọi việc thi công đều tuân thủ theo đúng yêu cầu về tiến độ thi công của công trình.
  • Quản lý tiến độ thi công công trình phải đảm bảo đúng tiến độ thi công đã ký kết với chủ đầu tư.
  • Sử dụng vật tư phù hợp trong thi công xây dựng.
  • Quản lý phân bổ luồng tiền vốn vào quản lý tiến độ thi công công trình phải được bố trí phù hợp.

Bài viết trên đây Topshare.vn đã tổng hợp và trình bày đến bạn quy trình quản lý tiến độ thi công chuẩn trong dự án thiết kế công trình. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *