Số lượng sinh viên theo học ngành Quản trị Kinh doanh ngày càng tăng cao, do đó mỗi cá nhân đã đang và sẽ theo học ngành này cần phấn đấu nâng cao năng lực bản thân để thực sự nổi bật trên thị trường lao động. Vậy làm thế nào để bạn nổi bật giữa hàng ngàn ứng viên khác và nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn? Bài viết đã chọn lọc và đánh giá đây là 5 kỹ năng quan trọng giúp sinh viên dễ dàng thăng tiến trong ngành nghề này.
1. Kỹ năng chuyên môn
Để thực hiện tốt vai trò quản lý điều hành, sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh cần nắm được kiến thức chuyên môn cơ bản của nhiều lĩnh vực, bao gồm nhân sự, tài chính, kinh doanh, marketing,v.v,…
Một số kiến thức chuyên môn trong ngành Quản trị Kinh doanh có thể kể đến:
- Phân tích thị trường: Nghiên cứu và phân tích thị trường để đưa ra những dự báo chính xác về nhu cầu của khách hàng.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh: Lập kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn, xác định mục tiêu và các hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó.
- Quản lý tài chính: Lập kế hoạch tài chính, quản lý ngân sách, phân tích báo cáo tài chính.
- Marketing: Xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, và quản lý quan hệ khách hàng.
- Quản lý nhân sự: Tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và phát triển nhân sự.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ: Thành thạo các phần mềm văn phòng, phần mềm quản lý, và các công cụ phân tích dữ liệu.
- v.v.
Với kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu, sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận tại các vị trí công việc rất đa dạng. Sinh viên tham khảo cụ thể những ngành nghề tiềm năng bằng cách tham khảo Quản trị Kinh doanh làm gì.
2. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu tố then chốt trong ngành Quản trị Kinh doanh. Bởi công việc trong lĩnh vực này yêu cầu sự tương tác thường xuyên với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng và các bên liên quan khác.
Khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, thuyết phục và hiệu quả có thể quyết định sự thành công trong việc đàm phán, quản lý đội nhóm hay xây dựng mối quan hệ lâu dài.
3. Kỹ năng xây dựng và quản lý đội nhóm
Để đi đến mục tiêu chung, các thành viên trong tổ chức luôn có sự ràng buộc và phụ thuộc vào nhau. Vai trò của người lãnh đạo là dẫn dắt, tạo liên kết giữa các nhân viên trở thành một đội nhóm thống nhất và đoàn kết. Tại các công ty hiện đại, hệ thống phân cấp truyền thống ngày càng bị loại bỏ, thay vào đó là hướng đến việc trao quyền, hợp tác. Điều này yêu cầu những nhà quản trị kinh doanh cần sở hữu kỹ năng xây dựng và quản lý đội nhóm tốt.
Sinh viên khi được rèn luyện thành thạo kỹ năng này sẽ đem đến lợi ích toàn diện cho cả 3 bên là thành viên, đội nhóm và chính người quản lý. Thành viên được làm việc trong môi trường tích cực; đội nhóm đảm bảo hiệu suất, kết quả làm việc; người quản lý giảm bớt căng thẳng xung đột, xây dựng lòng tin vững chắc trong đội ngũ.
4. Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý thời gian không chỉ quan trọng đối với sinh viên Quản trị Kinh doanh mà còn là một trong những yếu tố quyết định thành công của bất cứ ngành nghề nào. Trước khi quản lý tốt đội nhóm, sinh viên phải trở thành những nhà lãnh đạo bản thân tài ba thông qua việc sắp xếp thời gian vận hành cuộc sống, công việc hiệu quả.
Kỹ năng đòi hỏi sinh viên cần học cách xác định thứ tự ưu tiên công việc, đặt thời hạn cho mọi nhiệm vụ, rèn luyện tính kỷ luật và thói quen. Khi thành thạo kỹ năng quản lý thời gian, sinh viên có thể hoàn thành tốt nhiều công việc cùng lúc, tăng năng suất làm việc và đảm bảo sự cân bằng hài hòa trong mọi khía cạnh cuộc sống.
5. Kỹ năng thuyết trình và thương thuyết
Kỹ năng thuyết trình và thương thuyết là chìa khóa thành công trong các cuộc đàm phán kinh doanh. Sinh viên sở hữu kỹ năng này sẽ có lợi thế trong việc đạt được các thỏa thuận có lợi, dù trong việc thương lượng hợp đồng, bán hàng hay hợp tác cùng đồng nghiệp, cấp trên.
Với các hoạt động kinh doanh thường xuyên phải xuất hiện trước công chúng, kỹ năng này còn giúp sinh viên tạo dựng danh tiếng cá nhân, tạo ấn tượng tốt trong mắt công chúng. Tại các trường Đại học đào tạo ngành học, sinh viên được trao nhiều cơ hội rèn luyện kỹ năng thuyết trình thông qua các hoạt động học tập trên lớp và hoạt động ngoại khóa của khoa, trường.
Ngoài 5 kỹ năng “vàng” đã nêu trên, sinh viên Quản trị Kinh doanh còn cần chú trọng phát triển nhiều kỹ năng khác như kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, và kỹ năng công nghệ,… Đặc biệt, trong bối cảnh số hóa đang diễn ra mạnh mẽ, kỹ năng liên quan đến công nghệ và tiếp thị kỹ thuật số cũng trở nên vô cùng quan trọng. Sinh viên có thể tìm hiểu thêm về xu hướng này qua bài viết về Digital Marketing là gì để hiểu rõ hơn.
Hãy tận dụng 4 năm Đại học để không ngừng rèn luyện và thành thạo những kỹ năng này, bởi đó chính là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội thành công trong tương lai.
Có thể bạn thích: