Các công trình xây dựng ngày nay không chỉ chú ý đến chức năng và tính ứng dụng mà còn phải đảm bảo tính thẩm mĩ. Kiến trúc sư thời hiện đại cũng vì thế mà được yêu cầu sở hữu nhiều kỹ năng cũng như khả năng bắt kịp xu hướng. Chỉ có như vậy bạn mới có thể tìm việc làm kiến trúc sư phù hợp nhất.
Ngoài việc hoàn thành chương trình đào tạo chuyên nghiệp (khóa học đại học kéo dài 5 năm), kiến trúc sư sẽ phải có kinh nghiệm làm việc thực tế, có các công trình thiết kế nổi bật, tham gia các kỳ thi… để có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư. Dĩ nhiên, bên cạnh những thử thách thì kiến trúc sư vẫn là một nghề nghiệp của ước mơ và vô cùng thú vị. Thành thạo các kỹ năng sau, công cuộc tìm việc làm kiến trúc sư của bạn sẽ đơn giản, nhanh chóng hơn nhiều.
1. Kiến trúc sư là một nghề nghiệp có yêu cầu rất cao
Kiến trúc sư thiết kế các tòa nhà và các cấu trúc xây dựng khác, cân nhắc kỹ lưỡng về kỹ thuật, chức năng và thẩm mỹ. Mặc dù kiến trúc là một nghệ thuật, nhưng nó là một loại hình nghệ thuật biểu đạt chức năng và thực tế hơn. Thay vì chỉ được chủ nhân của nó hoặc những người đi bảo tàng thưởng thức thì các công trình xây dựng được thiết kế tốt có thể làm phong phú thêm cuộc sống, cung cấp chỗ ở, cơ sở vật chất, công trình tưởng niệm… trong nhiều thập kỷ và đôi khi là hàng thế kỷ.
Bởi vì các công trình kiến trúc đều phải đảm bảo tính an toàn và chức năng, các yêu cầu đối với một kiến trúc sư ngày càng nghiêm ngặt. Ngoài bằng đại học, nhà tuyển dụng yêu cầu bạn nhất định phải có giấy phép hành nghề.
2. Các loại kỹ năng cần có để tìm việc làm kiến trúc sư
Không phải tự nhiên mà chương trình đào tạo kiến trúc sư lại kéo dài 5 năm (trong khi đa số ngành khác học 4 năm là đủ). Nguyên nhân là vì thời gian học như vậy bạn mới có thể tích lũy kiến thức, chuyên môn và kỹ năng thực hành để làm việc hiệu quả sau này. Đồng thời, nếu bạn thiếu kỹ năng thì chắc chắn không thể tìm được việc làm theo ý muốn.
Để ứng tuyển, tìm việc làm kiến trúc sư hiệu quả, bạn sẽ cần đến:
2.1. Kỹ năng toán cao cấp
Để thiết kế các tòa nhà an toàn và tiện dụng, kiến trúc sư phải hiểu rõ về điểm mạnh, điểm yếu và các đặc tính khác của các vật liệu khác nhau và khả năng chịu trọng lượng của chúng khi chịu áp lực. Bạn sẽ cần nền tảng về Hình học, Toán học, Vật lý và các khái niệm nâng cao hơn. Hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ phải đổi mới để đáp ứng những yêu cầu mới của thị trường, chẳng hạn như thiết kế các cấu trúc chống động đất hoặc các khu phức hợp bền vững, tiết kiệm năng lượng. Không phải lúc nào bạn cũng có thể chỉ dựa vào các giải pháp đã được thử nghiệm từ trước. Các kỹ năng toán cao cấp gồm có tính toán, lập ngân sách, phân tích các thông số kỹ thuật…
2.2. Kỹ năng thiết kế
Kiến trúc sư không thể thiếu kỹ năng thiết kế. Ngoài tính an toàn và chức năng của các công trình, bạn phải có khiếu thẩm mỹ để sáng tạo ra các thiết kế đảm bảo tính mỹ quan. Kỹ năng thiết kế không chỉ là vẽ tay hay sử dụng các phần mềm chuyên dụng mà bạn còn được yêu cầu phải quen thuộc với lịch sử kiến trúc, quen thuộc với các phong trào nghệ thuật khác nhau trong lĩnh vực này. Bạn cũng phải có tư duy sáng tạo, sẵn sàng thay đổi và thích nghi với cái mới. Những kỹ năng thuộc về thiết kế là khái niệm hóa, sáng tạo, vẽ, thiết kế công nghiệp, khả năng đổi mới, cách tân…
2.3. Kỹ năng công nghệ
Ngày nay, việc vẽ các thiết kế kiến trúc hầu hết đều được tiến hành trên máy tính. Hoạt động mô phỏng, thiết kế trực quan cũng tương tự. Do đó, người kiến trúc sư phải có kỹ năng công nghệ để thành thạo các phần mềm CAD khác nhau, ví dụ như AutoCAD, biết cách làm mô hình, sử dụng Revit thì mới có thể “chinh phục” được nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, kỹ năng công nghệ cũng tạo điều kiện để bạn trao đổi, hợp tác với đồng nghiệp và khách hàng, nhà cung cấp.
2.4. Kỹ năng giao tiếp
Tất nhiên, kiến trúc sư phải phối hợp, trao đổi được với khách hàng, kỹ sư xây dựng, thậm chí là nhà thầu và các công nhân xây dựng. Để hoàn thành một thiết kế thành công và nhìn thấy một dự án hoàn thành, bạn sẽ phải tương tác và giao tiếp tốt, phát triển kỹ năng tạo dựng mối quan hệ, trao đổi bằng lời nói và bằng văn bản hiệu quả, biết lắng nghe, thuyết trình và thuyết phục. Dù bạn ứng tuyển bất cứ công ty nào thì nhà tuyển dụng cũng sẽ ưu ái cho ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt.
2.5. Kiến thức kinh doanh
Nền kinh tế hiện đại nghĩa là để thành công trong hầu hết các vai trò, bao gồm cả công việc kiến trúc sư thì bạn cũng cần có đầu óc kinh doanh. Dù bạn làm việc ở công ty thiết kế kiến trúc hay trong công ty xây dựng, nhà thầu nhỏ thì bạn đều cần tư duy tiếp thị, xây dựng thương hiệu và kiến thức kinh doanh để thuyết phục, nhận được các dự án lớn. Những kiến thức thông thường mà kiến trúc sư nên biết là phân tích dữ liệu, lên kế hoạch kinh doanh, lập lịch trình, quản lý dự án, nghiên cứu thị trường.
2.6. Kiến thức về Luật và các quy tắc xây dựng
Các quy định về phân vùng và mã xây dựng quy định ảnh hưởng nhiều đến nghề kiến trúc. Kiến trúc sư nhất định phải am hiểu các vấn đề này. Bạn nên biết về mã kiến trúc, mã phân vùng, an toàn cháy nổ, Luật Xây dựng…
Nếu bạn yêu thích thiết kế, muốn xây dựng sự nghiệp trong vai trò kiến trúc sư thì bạn phải hiểu rằng đây không phải một nghề nghiệp dễ dàng. Tuy nhiên, bằng việc chăm chỉ, nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng, chắc chắn bạn sẽ tìm được việc làm kiến trúc sư như ý.
Có thể bạn thích: